• Ảnh 8
  • Ảnh 22
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 17
  • Ảnh 15
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 1
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 21
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 18
  • Ảnh 23
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 5
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 2
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 20
  • Ảnh 7
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 12
  • Ảnh 16
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 3
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 14
  • Ảnh 13
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

"Sống khỏe" nhờ nhận khoán bảo vệ rừng

27/09/2021
Nguồn lực ý nghĩa
Ông Đinh Ủi - Bí thư Chi bộ làng Kon Ktonh (xã Kon Pne, huyện Kbang) cho hay: Nhiều năm qua, 167 hộ đồng bào dân tộc Bahnar làng Kon Ktonh “sống khỏe” nhờ nhận khoán quản lý, bảo vệ 1.100 ha rừng. Với mức chi trả 412.000 đồng/ha từ nguồn tiền DVMTR, mỗi hộ có thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/năm. Số tiền này giúp họ cải thiện cuộc sống, dần trở thành thu nhập chính của gia đình. “Từ khi nhận khoán, chúng tôi xem rừng như tài sản của mình mà ra sức trông coi, bảo vệ. Nhờ nguồn thu nhập ổn định này, nhiều gia đình còn đầu tư chăn nuôi để tăng thu nhập”-ông Ủi vui mừng nói.
Tương tự, hơn 3 năm nay, anh Đinh Gương-Tổ phó Tổ bảo vệ rừng làng Đak Trâu (xã Krong, huyện Kbang) cùng các hộ dân trong làng tham gia nhóm hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Từ khoản thu nhập gần 10 triệu đồng/năm, các hộ đã chủ động tạo sinh kế bền vững cho gia đình. Ông Hồ Ngọc Thọ-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Krông Pa (xã Krong, huyện Kbang) cho biết: Công ty tạo điều kiện cho 35 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở làng Hro, Đak Trâu, Yueng tham gia nhận khoán bảo vệ hơn 456 ha rừng. Với mức thu nhập 8-10 triệu đồng/năm, các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã có thêm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Kiểm lâm địa bàn phối hợp với tổ bảo vệ rừng làng Kon Ktonh (xã Kon Pne, huyện Kbang) kiểm tra rừng nhận khoán
Những năm qua, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đak Rong (huyện Kbang) cũng ưu tiên chọn các hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc Bahnar thuộc 11 tổ, nhóm cộng đồng làng với 809 hộ dân của xã Đak Rong nhận khoán bảo vệ rừng. Ông Nguyễn Minh Sự-Giám đốc Công ty-thông tin: Với hơn 15.214 ha rừng, mỗi năm được chi trả hơn 4,7 tỷ đồng tiền DVMTR, đơn vị đã giao khoán 3.967 ha cho dân. Trong đó, mức chi trả đối với 3.000 ha rừng sản xuất là 300 ngàn đồng/ha/năm; gần 1.000 ha rừng phòng hộ là 400 ngàn đồng/ha/năm đã giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định ngoài các hoạt động sản xuất. “Đến nay, Công ty đã chi trả tiền khoán quý I, II cho 11 tổ, cộng đồng nhận khoán với tổng số tiền 450 triệu đồng. Đối với người dân, đây là nguồn thu nhập quan trọng, giúp họ trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình. Cái được lớn hơn là góp phần làm thay đổi nhận thức người dân, không tham gia phá rừng, cơi nới đất rừng làm nương rẫy”-ông Sự cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: “Chính sách chi trả DVMTR đã tạo động lực để các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ rừng, gắn bó với rừng. Đặc biệt, chính sách này còn thúc đẩy ngành lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần cải thiện chất lượng, môi trường và diện tích rừng; cải thiện, ổn định đời sống của người dân tham gia bảo vệ rừng; góp phần giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển rừng bền vững”.
Bổ sung thu nhập, cải thiện đời sống
Theo ông Võ Đình Huy-Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang), toàn xã có 4 cộng đồng dân cư được giao khoán quản lý, bảo vệ hơn 4.296 ha rừng. Trong đó, 163 hộ dân làng Đê Tar nhận khoán 2.221 ha, thu nhập bình quân từ tiền chi trả DVMTR gần 10 triệu đồng/hộ/năm. “Chính sách chi trả DVMTR đã từng bước được ổn định và nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. Chúng tôi đang lập đề án tiếp tục giao hơn 1.600 ha rừng mà xã đang quản lý cho cộng đồng dân cư, giúp họ nâng cao thu nhập, huy động bà con tham gia bảo vệ rừng”-Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng thông tin.
Chi trả tiền DVMTR cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng
Thời gian qua, việc thu, phân bổ và quản lý sử dụng tiền DVMTR bảo đảm đúng quy trình, mục đích và chế độ quy định. Các bên sử dụng DVMTR đã chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai chi trả tiền, bên cung ứng quản lý, sử dụng tiền DVMTR hợp lý, hiệu quả. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chi trả kịp thời, công khai, minh bạch kết quả thu, chi tiền cho các bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Thưởng - Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-cho hay: Qua hơn 9 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR, Quỹ thu được hơn 793,8 tỷ đồng và chi trả cho các bên cung ứng 708,8 tỷ đồng. Tính đến năm 2020, tiền DVMTR đã chi trả cho 22 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng hơn 408 tỷ đồng; 11 công ty lâm nghiệp trên 126 tỷ đồng và 104 UBND cấp xã hơn 156 tỷ đồng. “Đây là nguồn lực tài chính quan trọng giúp các chủ rừng chi cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời có điều kiện để triển khai, mở rộng diện tích khoán cho dân hưởng lợi. Mức chi trả bình quân 6 triệu đồng/hộ/năm đã góp phần bổ sung thu nhập, cải thiện đời sống cho 12.170 hộ dân tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng”-ông Thưởng khẳng định.




Nguồn: Minh Nguyễn/Báo Gia Lai