• Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 1
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 23
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Ảnh 19
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 18
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Ảnh 22
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 14
  • Ảnh 11
  • Ảnh 21
  • Ảnh 7
  • Ảnh 10
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 2
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 5
  • Ảnh 12
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 11
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Tham vấn xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại Lào Cai

10/08/2016
Lào Cai là một trong những địa phương đầu tiên triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Quyết định số 1938/QĐ-UBND ngày 03/8/2012 quy định tạm thời mức thu tiền DVMTR đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 và Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về sửa đổi, bổ sung 1 số nội dung Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 quy định về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR trên địa bàn tỉnh, mức thu tiền DVMTR đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có sản phẩm du lịch lữ hành, lưu trú, bán vé tham quan vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh là 1,5% doanh thu của các sản phẩm du lịch sử dụng DVMTR (trừ dịch vụ ăn uống, cước vận tải, xây dựng cơ bản, tiền sử dụng nước sinh hoạt, tiền vé tham quan, tiền phòng nghỉ đã nộp 1 lần ở đơn vị kinh doanh du lịch khác).

Đến 31/7/2016, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Lào Cai đã tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác được với 34/118 đơn vị kinh doanh du lịch thuộc đối tượng phải chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 2590/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 và Quyết định số 4105/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 phê duyệt danh sách đối tượng kinh doanh du lịch nộp tiền DVMTR các giai đoạn 2013-2014 và 2016-2020). Tổng số tiền DVMTR thu được lũy kế là hơn 2,3 tỷ đồng; giải ngân được hơn 1,5 tỷ đồng  cho các chương trình, dự án, phi dự án trồng mới rừng, tu tạo cảnh quan rừng, tuyên truyền, phổ biến chính sách... do UBND tỉnh phê duyệt.

Sau gần 4 năm triển khai, thực tế cho thấy việc thực hiện chính sách DVMTR đối với dịch vụ du lịch tại Lào Cai gặp nhiều vướng mắc, khó khăn đặc biệt là về đối tượng thu và mức thu tiền DVMTR.

Nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam” (IPFES) tài trợ bởi Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự án đã hỗ trợ tư vấn nghiên cứu xác định cơ sở khoa học, tư vấn cho UBND tỉnh Lào Cai xây dựng cơ chế chi trả DVMTR đối với họat động du lịch tại Lào Cai và vào ngày 9/8/2016, với sự tài trợ của dự án, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội thảo trình bày kết quả nghiên cứu của tư vấn với các bên liên quan nhằm tham vấn ý kiến của các bên liên quan làm cơ sở để UBND tỉnh Lào Cai xem xét, ban hành Quyết định thí điểm chính thức. Hội thảo do ông Tô Mạnh Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

 Ông Tô Mạnh Tiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai phát biểu khai mạc tại Hội thảo - Nguồn: VNFF

Ông Phạm Hồng Lượng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp, Phó Giám đốc VNFF phát biểu khai mạc hội thảo - Nguồn: VNFF

Tham dự Hội thảo tham vấn có đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), các Sở, ban ngành tỉnh Lào Cai, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai, đại diện của hơn 10 tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa cùng đại diện cơ quan truyền thông của tỉnh.

Theo kết quả nghiên cứu của tư vấn được trình bày tại hội thảo, bằng việc điều tram khảo sát các Sở, ban ngành, 04 công ty bán vé vào khu du lịch, 20 công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú và 90 khách du lịch, một số hộ gia đình, cộng đồng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng tại thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, VQG Hoàng Liên, dựa trên các đánh giá về mức sẵn lòng chấp nhận tăng giá của khách du lịch khi biết các công ty tham gia chi trả DVMTR (81%) và mức sẵn lòng chi trả của các công ty khi tham gia chi trả DVMTR, nhóm tư vấn đã đề xuất một số nội dung chính như sau: (i) về đối tượng chi trả là các công ty bán vé du lịch và các cơ sở lưu trú tại các khu vực được quy hoạch cho du lịch sinh thái và du lịch nghĩ dưỡng núi theo Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030; (ii) về căn cứ thu đề xuất dựa trên doanh thu từ tiền bán vé và doanh thu từ tiền phòng. Việc bóc tách tiền phòng từ tổng doanh thu nên có sự giám sát của Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai, Chi cục thuế huyện, Chi cục Thuế tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, có thể tham chiếu theo kết quả khảo sát mẫu là trung bình doanh thu từ tiền phòng bằng 52% tổng doanh thu của các công ty lưu trú; (iii) về mức chi trả đề xuất là bằng 1,5% doanh thu từ tiền vé và 1% doanh thu từ tiền phòng; (iv) áp dụng hình thức chi trả gián tiếp, ủy thác qua Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai; (v) về đối tượng nhận chi trả tiền DVMTR là các chủ rừng theo đúng Nghị định 99/2010/NĐ-CP, trong trường hợp không thể xác định được chính xác chủ rừng, việc chi trả nên chú ý đảm bảo nguyên tắc tiền thu từ rừng nào nên được ưu tiên chi trả cho vùng đó được sự phê duyệt của chủ tịch UBND tỉnh.

Theo phương án đề xuất của tư vấn thì lấy ví dụ: dự kiến tổng thu tiền DVMTR đối với hoạt động du lịch tại Sa Pa, khi tất các các công ty đều ký hợp đồng chi trả ước tính lên tới hơn 7,5 tỷ đồng (năm 2016) thậm chí hơn 11,5 tỷ đồng đến năm 2019, trong đó thu từ dịch vụ cáp treo Fansipan (từ năm 2016) ước tính ít nhất khoảng 6,75 tỷ đồng/năm.

Trên cơ sở báo cáo tư vấn tại hội thảo, đại diện các Sở, ban ngành đều thống nhất với kết quả nghiên cứu, đề xuất của tư vấn. Còn phía các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định của Nghị định 99/2010/NĐ-CP, tuy nhiên họ kiến nghị các cấp, ngành TW, tỉnh Lào Cai xem xét, cân nhắc làm rõ thêm quy định về đối tượng thu tiền DVMTR đảm bảo tính thống nhất, công bằng khi Quyết định thí điểm được ban hành.

Ông Nguyễn Duy Hải - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch, Đầu tư tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội thảo - Nguồn: VNFF

Ông Đặng Đình Sáu - đại diện Hiệp hội du lịch Sa Pa phát biểu ý kiến tại hội thảo - Nguồn: VNFF

Kết luận tại Hội thảo, ông Tô Mạnh Tiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đánh giá cao kết quả nghiên cứu của tư vấn về chi trả DVMTR đối với hoạt động du lịch tại Lào Cai nói chung và tại Sa Pa nói riêng. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của đại biểu, ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến các bên liên quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn về xác định đối tượng thu tiền DVMTR đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa và toàn tỉnh Lào Cai; điều chỉnh mức thu là 1% doanh thu tiền bán vé và 1% doanh thu phòng nghỉ lưu trú (nếu không bóc tách được doanh thu tiền phòng thì tham chiếu kết quả khảo sát của tư vấn là trung bình 52% tổng doanh thu của công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú); xác định thời điểm áp dụng hợp lý để tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định mới thay thế Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 và Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 quy định về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR trên địa bàn tỉnh trước đây./.

Toàn thể đại biểu tại hội thảo - Nguồn: VNFF
Nguồn: BĐH VNFF