• Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 8
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Ảnh 20
  • Ảnh 14
  • Ảnh 3
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 21
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 15
  • Ảnh 1
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 5
  • Ảnh 10
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 13
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Ảnh 11
  • Ảnh 18
  • Ảnh 17
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 9
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 16
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Câu chuyện thành công

Sơn La: Chi trả DVMTR giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập

08/07/2015
 Nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng được nâng cao, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép không còn xảy ra, người dân có thêm việc làm, thu nhập ổn định góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tà Ẻn là một bản của người dân tộc Xinh Mun ở vùng biên giới Việt - Lào nằm cách trung tâm huyện Yên Châu gần 50 km. Bản có 106 hộ với 386 nhân khẩu, đây là bản đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới hơn 60%. Những năm trước đây, do nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng (BVR) chưa được nâng cao, người dân trong bản thường hay vào rừng chặt củi, phá rừng lấn chiếm đất làm nương khiến cho rừng ngày một cằn cỗi. Từ năm 2009, bản Tà Ẻn được thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR, người dân trong bản đã dần có ý thức hơn trong công tác quản lý BVR.
Theo ông Vì Văn Vầu - Bí thư chi bộ bản Tà Ẻn, nhờ chính sách chi trả DVMTR mà người dân trong bản có thêm việc làm, tăng thu nhập. Người dân cũng có trách nhiệm hơn trong việc BVR. Hàng năm bản đã sử dụng một phần số tiền được chi trả từ DVMTR cho cộng đồng để sửa chữa nhà văn hóa, nâng cấp hệ thống kênh mương, xây dựng tuyến đường trong bản… Đến nay phần lớn tuyến đường trong bản đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhà văn hóa bản đã được tu sửa lại khang trang, bộ mặt nông thôn mới đang dần được hình thành.
Tổng diện tích rừng của bản Tà Ẻn được chính sách DVMTR chi trả là 539,55 ha, gồm 66 chủ rừng là hộ gia đình, 01 chủ rừng là cộng đồng bản. Tổng số tiền DVMTR bản Tà Ẻn được chi trả từ năm 2011 - 2013 là hơn 254 triệu đồng, trong đó số tiền của cộng đồng bản là gần 130 triệu đồng. Sau khi nhận được số tiền từ DVMTR cho cộng đồng bản, bản Tà Ẻn đã họp bàn và quyết định dùng số tiền trên để sửa chữa, nâng cấp các công trình công cộng phục vụ dân sinh trong bản.
Ông Vì Văn Vầu nhớ lại "Sau khi bản nhận được số tiền từ chính sách chi trả DVMTR, cái khó khăn nhất đối với bản là sử dụng số tiền ấy như thế nào. Sau khi bàn đi tính lại và nhận được sự nhất trí cao của các hộ dân trong bản, chúng tôi quyết định sử dụng số tiền trên để tu bổ, xây dựng các công trình công cộng để phục vụ bà con trong bản. Mọi người trong bản đều bỏ công ra để cùng nhau tu sửa hệ thống đường trong bản, đường nội đồng, xây dựng các công trình vệ sinh xử lý rác thải…".
Anh Vì Văn Dũng, một người dân chia sẻ "Trước kia đường đi lại khó khăn lắm, người dân trong bản ngoài đi làm nương ra thì chẳng biết làm gì nên cái đói cứ bám đuổi quanh năm, suốt tháng. Từ ngày có chính sách chi trả DVMTR, các hộ dân trong bản có thêm việc làm; tăng thu nhập, ý thức của người dân trong công tác BVR được nâng cao, không tự ý vào rừng chặt phá như trước kia nữa. Người dân trong bản đang tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới".
Theo trưởng bản Tà Ẻn – ông Vì Văn Thắm, chính sách chi trả DVMTR là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, không chỉ giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân sở tại, mà còn giúp cho rừng được bảo vệ, nạn chặt phá rừng làm nương, nạn săn bắn động vật bừa bãi đã không còn. Đặc biệt, chính nhờ số tiền từ chính sách chi trả DVMTR, bản Tà Ẻn đã nâng cấp, cải tạo lại hệ thống các công trình phục vụ dân sinh, 100% số trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, người dân yên tâm phát triển kinh tế từng bước xây dựng nông thôn mới.
Ông Phan Văn Tình - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phiêng Khoài, cho biết: Hiện nay, bản Tà Ẻn đang sử dụng rất tốt số tiền từ DVMTR của cộng đồng bản để xây dựng, tu sửa các hệ thống kết cấu hạ tầng phục mục đích dân sinh. Thời gian tới Ủy ban nhân dân xã sẽ sớm có kế hoạch để nhân rộng mô hình của bản Tà Ẻn ra các bản khác trong xã để Phiêng Khoài sớm cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Nguồn: Tin Tức ngày 27/11/2014