• Ảnh 13
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 22
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 20
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 12
  • Ảnh 10
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Ảnh 18
  • Ảnh 1
  • Ảnh 6
  • Ảnh 2
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 11
  • Ảnh 7
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 5
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 21
  • Ảnh 19
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 17
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 3
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Trung Ương

Công nhận pháp lý giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam và những thành công ban đầu

12/12/2017
Đôi khi, con người chẳng bao giờ ý thức được sự tồn tại của rừng cho đến khi thật sự đang dần đánh mất lúc đó mới nhận ra ầm quan trọng của rừng. Chúng ta luôn nghĩ đại ngàn vĩ đại không bao giờ cạn lúc nào cần thì vào rừng khai thác và săn bắt phục vụ cho cuộc sống.

Từ ngày xưa, rừng đã có vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất của xã hội trong việc cung cấp lâm sản, bảo vệ và duy trì nguồn nước cho muôn loài. Rừng là mái nhà chung, là một trong những nguồn gốc của cuộc sống. Ngày nay, trước sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế đất nước, rừng bị khai thác quá mức. Rừng chỉ là hữu hạn khi chúng ta chỉ biết lấy đi mà không bù đắp lại. Theo thời gian diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chất lượng rừng suy giảm và thiên tai khô hạn, bão lũ gây thiệt hại lớn cho cuộc sống ngày càng tăng về số lượng và cường độ. Lúc này chúng ta mới biết trân trọng vai trò của đại ngàn.

Đứng trước tình hình đó, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách để khôi phục, phát triển rừng và đánh giá được giá trị của rừng để bù đắp cho rừng, công lao của người giữ rừng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các nhà khoa học đã chỉ ra và lượng hóa được giá trị của môi trường rừng đối với đời sống sản xuất xã hội, trong đó tập trung những hoạt động trực tiếp gắn liền với môi trường rừng như sản xuất thủy điện, nước sinh hoạt, du lịch sinh thái thông qua các loại dịch vụ môi trường rừng về chống bồi lắng lòng hồ, lòng sông, suối, duy trì nguồn nước và tạo cảnh quan tự nhiên.

Tuy vậy, cơ sở khoa học là chưa đủ mà phải cần một thiết chế pháp lý để các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng có căn cứ thực hiện. Hai yếu tố đó đã thuyết phục được Nhà nước ban hành một quy định mang tính đột phá, công nhận chính thức về mặt pháp lý giá trị môi trường rừng đó là Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định, từ ngày 01/01/2011 các đơn vị sản xuất thủy điện thực hiện chi trả 20 đồng/kWh điện thương phẩm; các đơn vị sản xuất cung ứng nước sạch là 40 đồng/m3 nước thương phẩm và các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng môi trường rừng chi trả 1%-2% doanh thu trong kỳ. Nghị định đã đánh dấu lịch sử đối với ngành Lâm nghiệp khi chủ rừng, người làm nghề rừng mà phần lớn là đồng bào dân tộc ít người sống gắn bó với rừng ở các vùng sâu, vùng xa có thêm khoản kinh phí từ hoạt động cung ứng phi lâm sản để nâng cao đời sống và phục vụ cho công tác bảo vệ rừng từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Sau 7 năm thực hiện chính sách nhà nước, hàng năm ngành Lâm nghiệp thu bình quân 1.250 tỷ đồng để bổ sung cho nguồn lực quản lý và bảo vệ rừng thuộc các lưu vực của các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Chính sách bước đầu đã tạo lập được nguồn tài chính bền vững, phi lâm sản và nằm ngoài ngân sách nhà nước cho ngành lâm nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó khăn, tiền dịch vụ môi trường rừng đã kịp thời bổ sung cho các chủ rừng, người làm nghề rừng có kinh phí hoạt động bảo vệ rừng và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống. Tuy, số tiền chưa lớn chưa tương xứng được với công sức bảo vệ rừng và giá trị môi trường rừng mang lại nhưng đã có tính đột phá, kịp thời động viên công cuộc quản lý và bảo vệ rừng đất nước.

Rừng được bảo vệ tốt hơn khi số vụ vi phạm lâm luật tại 31 tỉnh có tiền dịch vụ môi trường rừng giảm hơn 3 lần về số vụ và quy mô; 5,87 triệu ha rừng đã được bảo vệ bằng tiền dịch vụ môi trường rừng; 208 ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ có thêm kinh phí cho việc bảo vệ rừng; 81 công ty lâm nghiệp có kinh phí để duy trì hoạt động trong giai đoạn chuyển đổi tổ chức mô hình và có hơn 250 ngàn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đã được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng để nâng cao đời sống sản xuất, bổ sung kinh phí bảo vệ rừng. Đây là những con số đáng kể để nói lên tầm quan trọng của cơ chế tài chính mới đã và đang rất nhanh đi vào cuộc sống và nhận được sự quan tâm ủng hộ của các bên liên quan và cộng đồng bè bạn quốc tế. Rất nhiều nước đã chi trả dịch vụ môi trường rừng nhưng chỉ duy nhất Việt Nam tổ chức thành công và có quy mô cấp quốc gia.

Giá trị môi trường rừng đã được nhà nước, xã hội quan tâm đánh giá đúng vai trò. Tuy vậy, đơn giá dịch vụ môi trường rừng hiện nay so với giá trị thật của dịch vụ môi trường rừng mang lại thấp hơn nhiều theo tính toán của các nhà khoa học, số tiền dịch vụ môi trường rừng thu hàng năm lớn nhưng khi chi trả cho từng ha rừng và chủ rừng chưa đáng kể. Sau 5 năm tổ chức thực hiện Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì tổ chức sơ kết chính sách và đồng ý điều chỉnh tăng giá trị môi trường rừng tiệm cận với giá trị thực và xu hướng phát triển kinh tế đất nước.

Trên cơ sở đó, ngày 02/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tại Nghị định này đã nâng đơn giá tiền dịch vụ môi trường rừng đối với nhà máy sản xuất thủy điện từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh điện thương phẩm tính từ ngày 01/12/2017; đối với các đơn vị sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 tính từ ngày 01/01/2017. Với việc điều chỉnh tăng này, hàng năm ngành lâm nghiệp thu được từ dịch vụ môi trường rừng khoảng 2.300 tỷ đồng. Đây là nỗ lực của ngành Lâm nghiệp trong việc minh chứng giá trị của môi trường rừng đối với sản xuất xã hội và sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội đối với công cuộc bảo vệ, phát triển rừng quốc gia và đời sống của người làm nghề rừng mà phần lớn là đồng bào dân tộc nghèo ở vùng sâu, vùng xa của tổ quốc đang ngày đêm gắn bó với rừng.

Bên cạnh đó, ngày 15/11/2017, dịch vụ môi trường rừng đã được Quốc hội thông qua, đưa vào Luật Lâm nghiệp để nâng tầm vai trò, vị thế của rừng đối với an ninh kinh tế, quốc phòng và phát triển sản xuất xã hội. Một chặng đường chưa dài so với yêu cầu phát triển lịch sử của dịch vụ môi trường rừng nhưng khẳng định hướng đi đúng, hài hòa bền vững giữa lợi ích môi trường sống con người với nhu cầu phát triển cuộc sống. Tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng còn rất lớn. Trong thời gian tới, cần tính toán cụ thể để khai thác tối đa, không chỉ từ thủy điện, nước sạch, du lịch mà các loại dịch vụ môi trường rừng khác từ cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, các cơ sở có phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế nhằm bảo vệ, phát triển rừng tốt nhất, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng.

Sau quá trình tổ chức triển khai, để được những thành công ban đầu của chính sách có thể đưa ra một số nhận định khách quan:

         Một là, kết hợp hài hòa giữa công nhận giá trị khoa học của môi trường rừng với sáng kiến thể chế pháp lý tài chính phù hợp của nhà nước;

         Hai là, kịp thời tham mưu ban hành các hướng dẫn cụ thể làm căn cứ, cơ sở để tổ chức thực hiện trên thực tiễn tại các địa phương;

         Ba là, huy động được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ được nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật trong việc minh chứng giá trị môi trường rừng đối với đời sống sản xuất xã hội;

          Bốn là, tổ chức thực hiện chính sách tốt có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến chủ rừng kịp thời, công bằng, khoa học và minh bạch;

        Năm là, tranh thủ được sự ủng hộ của xã hội và sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, các cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương trong việc xây dựng hoàn thiện chính sách, tổ chức bộ máy và giám sát chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.    


Nguồn: Phú Kỳ/VNFF