• Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 14
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 10
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 15
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 6
  • Ảnh 3
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 23
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 1
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 21
  • Ảnh 19
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 7
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 13
  • Ảnh 16
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Ảnh 8
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Lâm nghiệp chuyển mình, bắt kịp xu thế, đóng góp quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường

10/11/2018
Thực tiễn vận động mạnh mẽ, ngành lâm nghiệp chuyển mình từ trong nhận thức

Trong nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp vẫn luôn giữ vai trò quan trọng, đóng góp giá trị trên các mặt kinh tế - xã hội – môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước. Với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, ngành Lâm nghiệp đã xác lập khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu quản lý chuyển từ nền lâm nghiệp quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp nhân dân, đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Chuyển từ nền lâm nghiệp từ chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới, gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp với phát huy vai trò môi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội.

Qua quá trình 12 năm thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, ngành Lâm nghiệp đã không những cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, mà còn thể hiện sự chuyển mình căn bản, trỗi dậy mạnh mẽ chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang kinh doanh toàn diện, quản lý bền vững, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm nghiệp như quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng; đóng góp tương xứng với tiềm năng cho nền kinh tế quốc dân; phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ, hài hòa với xu hướng quản trị rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp như tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, XI và XII, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện cần phát triển toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng’’. Kết luận số 97-KL/TW ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó bao gồm việc “Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; tăng cường đầu tư cho phát triển rừng trồng, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất’’.

Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm. Điểm đối mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm. Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức đi vào cuộc sống từ 01/01/2019, tạo hành lang pháp lý và thời cơ, vận hội mới cho lâm nghiệp Việt Nam.

Tái cơ cấu lâm nghiệp chọn được hướng đi đúng đắn

Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, mặc dù là ngành đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và triển khai thực hiện tái cơ cấu, đối diện với bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, nhưng toàn ngành lâm nghiệp với sự đồng hành, nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân, đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế.  Hiệu quả hoạt động của ngành và thu nhập, đời sống của người dân đã được nâng cao. Lâm nghiệp phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, khẳng định vị thế là một ngành kinh tế vì môi trường, thể hiện bằng những con số hết sức cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 4,6%, năm 2013 đạt 5,9%). Từ năm 2013 đến nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 7,29%/năm vượt mục tiêu đề ra là 4-4,5%.

Diện tích rừng tăng đều và ổn định, từ 12,306 triệu ha với độ che phủ rừng 37% năm 2004 tăng lên 14,061 triệu ha với độ che phủ rừng 40,84% năm 2015 và đến năm 2017 độ che phủ rừng đã đạt 41,45% năm 2017.  Năm 2018 ước đạt 41,6%.

Năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng không ngừng được nâng lên. Đến năm 2017, tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn của cả nước đạt 130 ngàn ha, chiếm 3,65% diện tích rừng trồng cả nước. Hàng năm ngành lâm nghiệp đã góp phần phủ xanh thêm diện tích trên 235 ngàn ha rừng tập trung, trong đó trên 90% là rừng sản xuất.

Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%, tăng 15% so với năm 2013; xây dựng các mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, điển hình như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai... Năng suất rừng trồng bình quân hiện nay đạt 21.86 m3/ha/năm. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 5 năm qua đã tăng hơn 3,3 lần, từ 8 triệu m3 năm 2013 lên 18 triệu m3 năm 2017. Tỷ trọng nguyên liệu gỗ sản xuất trong nước cung cấp cho công nghiệp chế biến đã tăng từ 66% năm 2012 lên khoảng 80% năm 2017.

Những kết quả trên đã góp phần gia tăng số lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm cho ngành Lâm nghiệp, tạo đà cho sự phát triển, trỗi dậy mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu theo hướng tạo ra những sản phẩm có chất lượng, thẩm mỹ đáp ứng cả những thị trường khó tính trên toàn thế giới, hạn chế xuất khẩu thô. Ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng từ 250 triệu USD năm 2000 lên trên 6,2 tỷ USD vào năm 2014, đạt 7,1 tỷ USD vào năm 2015 và là ngành hàng có tỷ trọng xuất siêu cao. Năm 2017, ngành lâm nghiệp đã xác lập nên một kỷ lục mới khi ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu đã mang về trên 8 tỷ USD, vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra của Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ.

Bên cạnh đó, dịch vụ môi trường rừng trở thành điểm sáng trong việc xã hội hóa ngành lâm nghiệp và thực hiện giải pháp gia tăng giá trị từ rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong 10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 – 2015. Cơ chế chi trả DVMTR đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng. Tổng số tiền thu từ DVMTR từ năm 2011 đến năm 2017 là 8.005,179 tỷ đồng. Mức thu trung bình từ 1.200 – 1.300 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2015 – 2016 và đạt 1.709 tỷ đồng năm 2017. Tổng kết 10 năm vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với 8 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là thành công lớn của quá trình  tái cơ cấu lâm nghiệp, huy động hiệu quả, bền vững các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR bình quân 1,8 triệu đồng/hộ/năm.

Đặc biệt, tính đến tháng 10/2018 cả nước đã thu 2.557 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt 109 % kế hoạch năm 2018 và 161 % so với cùng kỳ năm 2017 nhờ vào việc áp dụng quy định mới trong đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự tích cực của các địa phương, sự vào cuộc của toàn xã hội.

Tháo gỡ rào cản trong nước và quốc tế

Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của sản xuất, kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngành, thì cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp được đầu tư theo chiều sâu.

Ngành lâm nghiệp là ngành đầu tiên trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC và công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa. Theo đó, trước khi thực hiện phương án đơn giản hóa TTHC, lĩnh vực lâm nghiệp có 154 TTHC thì sau khi đơn giản hóa, số TTHC lĩnh vực lâm nghiệp chỉ còn lại 115, gồm 39 thuộc cấp trung ương; 48 thuộc cấp tỉnh; 22 thuộc cấp huyện; 03 thuộc cấp xã; 03 thuộc đơn vị khác. Số TTHC này đã được chuẩn hóa, công bố công khai và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Dự kiến, sau khi các văn bản quy định chi tiết Luật Lâm nghiệp ban hành thì ngành lâm nghiệp chỉ còn lại 63 TTHC, trong đó có 28 TTHC cấp Trung ương, 26 TTHC cấp tỉnh, 6 TTHC cấp huyện và 3 TTHC đơn vị khác.

Ngành đã có sự hợp tác với 28 đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Công ước và nhiều Hiệp định, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế. Đặc biệt, ngày 19/10/2018, tại Brussel, Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mang lại tác động tích cực cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội và môi trường, trong đó nổi bật hơn cả là lợi ích về kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại các thị trường khác, nâng cao uy tín và hình ảnh ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên toàn cầu, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của ta sang các các nước ngoài EU như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các thị trường khác, góp phần thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt từ 12-13 tỷ USD vào năm 2020, vươn lên đứng thứ 4 thế giới.

Hiện đại hóa quản lý điều hành, tích hợp dữ liệu, bắt kịp xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Sau 05 năm thực hiện, Dự án “Phát triển Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam”, lần đầu tiên Việt Nam xây dựng được một hệ thống nền cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở các ứng dụng chuyên dụng và các phần mềm như: Cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, Báo cáo nhanh kiểm lâm, Quản lý công nghiệp chế biến lâm sản,… Theo đó, dữ liệu của 7,1 triệu lô rừng của trên 1,4 triệu chủ rừng từ 60 tỉnh, thành phố trong cả nước sau chương trình Tổng điều tra, kiểm kê rừng đã được tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. Cùng với đó, các dữ liệu cập nhật diễn biến rừng 03 năm từ 2016 – 2018; dữ liệu điều tra rừng 4 chu kỳ từ 1990 đến 2010; dữ liệu tiềm năng về REDD+ và khu vực trồng rừng; dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp; dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng,… cũng được chuẩn hoá và tích hợp vào hệ thống, được chia sẻ và kết xuất thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://maps.vnforest.gov.vn .

Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp và các phần mềm nghiệp vụ sẽ cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành các cấp từ trung ương đến địa phương. Với phần mềm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, thời gian công bố hiện trạng rừng sẽ rút ngắn 4 tháng so với cách làm trước đây.

Những kết quả trên đã góp phần thực hiện mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các phương pháp khoa học dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành lĩnh vực lâm nghiệp. Hệ thống cũng sẽ giúp ngành Lâm nghiệp thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần minh bạch thông tin, chia sẻ dữ liệu ngành theo hướng hiện đại, khoa học, đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghệ 4.0 đã và đang là một xu hướng tất yếu.

Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp