• Ảnh 7
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 17
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 13
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 19
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 20
  • Ảnh 21
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 14
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 6
  • Ảnh 15
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 18
  • Ảnh 3
  • Ảnh 23
  • Ảnh 2
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Quảng Bình: BQL thừa nhận sai phạm

30/09/2015
 Ông Nguyễn Hoàng Anh – Chánh Văn phòng UBND huyện Quảng Trạch cho biết UBND huyện đã làm việc và nhận được báo cáo giải trình về vụ việc của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, tuy nhiên báo cáo chưa nêu một cách cụ thể nên huyện đang chỉ đạo báo cáo lại chi tiết hơn. Sau khi nhận được báo cáo giải trình, UBND huyện sẽ kiểm tra, xem xét mức độ sai phạm, từ đó có căn cứ để đưa ra phương án xử lý đối với lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch cũng như các các cá nhân liên quan.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Náy – Giám đốc Ban quản lý dự án rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch thừa nhận sai phạm khi để người dân nhận tiền thay vì nhận phân bón như trong chính sách hỗ trợ của dự án; đúng ra Ban quản lý phải kịp thời cấp phân bón cho bà con.
Ông Náy cho biết thêm, do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài nên các hộ gia đình trồng rừng không kịp thời vụ và việc cấp cây giống và phân bón bị chậm trễ so với kế hoạch. Đến thời điểm này, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Quảng Trạch phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tri Lịch đã chi trả đầy đủ tiền hỗ trợ phân bón cho người dân các xã Quảng Châu và Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).
Tuy nhiên, tại buổi làm việc với UBND huyện Quảng Trạch, Ban lý dự án đã không nhắc đến 50 hecta rừng trồng dành cho cán bộ của Ban. Đây là số diện tích phân bổ cho các cán bộ trong Ban để phát triển trồng rừng, nhằm đi đầu gương mẫu, khuyến khích người dân yên tâm sản xuất và làm theo. Trong quá trình thực hiện, chỉ có 35 hecta được trồng theo đúng tiến độ của dự án, số diện tích 15ha còn lại vẫn đang “treo”. Thế nhưng vào cuối năm 2014, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch đã thành lập Hội đồng nghiệm thu và nghiệm thu diện tích 50ha rừng trồng của cán bộ Ban đã hoàn thành 100% theo kế hoạch và quyết định phê duyệt. Điều đáng nói là dù 15ha diện tích rừng chưa trồng nhưng nhiều cán bộ đã nhận đủ tiền hỗ trợ.
Khi được hỏi về 50 hecta rừng trên, đại diện UBND huyện Quảng Trạch không hề hay biết và cũng không thấy Ban quản lý rừng báo cáo hay giải trình.
Lý giải về việc này, Giám đốc Ban quản lý dự án rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch Trần Náy thừa nhận: Do đến hết tháng 3/2015 nếu dự án chưa triển khai thì sẽ bị rút vốn nên trong quá trình làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ, Hội đồng nghiệm thu đã kê “khống” một phần diện tích, hợp thức hóa giấy tờ và các thủ tục liên quan để rút tiền. Sai phạm này do tôi chủ quan không kiểm tra kỹ càng.
Như vậy, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Trạch đã “lập khống” nhiều danh mục để hợp thức hóa giấy tờ để rút tiền ngân sách sai quy định. Các cơ quan có thẩm quyền của địa phương cần sớm vào cuộc để làm rõ và xử lý sai phạm.
Nguồn: thiennhien.net