• Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 3
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 5
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 14
  • Ảnh 1
  • Ảnh 7
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Ảnh 16
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 23
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 9
  • Ảnh 19
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 20
  • Ảnh 8
  • Ảnh 2
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 6
  • Ảnh 17
  • Ảnh 21
  • Ảnh 22
  • Ảnh 18
  • Ảnh 12
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Bình Định: Tiếp nối thành công dự án lâm nghiệp

10/08/2015
 Thứ trưởng Hà Công Tuấn, bà Victoria KwaKwa ­ GĐ Ngân hàng Thế giới Việt Nam và bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và các tỉnh tham gia Dự án (DA) “Phát triển ngành lâm nghiệp” (WB3) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ vừa kết thúc vào cuối tháng 3/2015.
Hội nghị nhằm bàn cơ chế, cách làm để Ngân hàng CSXH tiếp tục cho hộ trồng rừng vay từ nguồn vốn thu hồi của DA WB3 để tiếp tục phát triển trồng rừng thương mại bảo đảm hiệu quả, bảo đảm mục tiêu của dự án. Thứ trưởng Bộ NN­PTNT Hà Công Tuấn, cho biết mục tiêu chính của DA WB3 là quản lý rừng trồng SX bền vững, hiệu quả; bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng; tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước; bảo vệ môi trường toàn cầu bằng các gói tín dụng hấp dẫn thông qua NH CSXH và những hoạt động tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng rừng.
DA thực hiện trong 10 năm (từ 2005­2015). Theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó TGĐ Ngân hàng CSXH, sau 10 năm thực hiện Dự án WB3, NH CSXH đã vay của WB (theo 2 hiệp định) khoản tiền là 693,5 tỷ đồng, đã giải ngân cho các hộ trồng rừng tổng doanh số cho vay 749,4 tỷ đồng (trong đó có 100% vốn vay WB và 55,9 tỷ đồng từ nguồn thu nợ của hiệp định 1).
DA đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc với 77.000 ha rừng. “Chúng tôi thực hiện quy trình cho vay rất chặt chẽ, việc cho vay gắn với kỹ thuật chọn giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cũng như kỹ thuật tỉa thưa, khai thác.
Nhờ đó, những cánh rừng đã mang lại cho người trồng hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội. Qua 10 năm thực hiện, hộ vay đã khai thác rừng và trả nợ vay cho NH CSXH 156 tỷ đồng, DA không có nợ quá hạn, có đến 98% số hộ vay trả lãi đúng theo định kỳ”, ông Lý cho hay.
Bà Victoria KwaKwa, GĐ WB Việt Nam, đánh giá cao hiệu quả của DA WB3 mang lại. Người trồng rừng tham gia dự án đã thay đổi tư duy, dám đầu tư thâm canh với mục đích thương mại; đồng thời nắm bắt được kỹ thuật chọn cây giống chất lượng, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng theo quy chuẩn quốc tế, biết cách làm hợp tác bằng hình thức thành lập những nhóm trồng rừng.
“DA WB3 đã tăng cường công tác quản lý rừng ở Việt Nam, đồng thời nâng cao sinh kế nông thôn, nhiều nông hộ thoát nghèo và biết cách quản lý rừng tốt hơn. DA WB3 kết thúc, nhưng đồng vốn của nó vẫn tiếp tục quay vòng để phát triển trồng rừng thương mại tại Việt Nam”, bà Victoria KwaKwa, nói.
Ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN­PTNT Bình Định, đại diện cho 6 tỉnh tham gia DA WB3, cho biết hiện tỉnh này đang triển khai chuỗi rừng trồng cây gỗ lớn, đã triển khai khoảng 3.000 ha tập trung ở các Cty lâm nghiệp trong tỉnh, đến năm 2020 sẽ mở rộng 10.000 ha. Những diện tích rừng trồng thương mại này liên quan lớn đến việc vay vốn.
Đối với việc phát triển rừng trồng thương mại sử dụng vốn quay vòng của DA WB3, ông Hổ đề nghị: Những hộ đã tham gia DA hiện đã vay rồi, trong đó đa số là hộ nghèo nên họ cần tiếp tục được vay để có điều kiện tái canh; đối với những hộ chuyển mục tiêu sang trồng cây gỗ lớn cần được đặc biệt ưu tiên, vì rừng trồng cây gỗ lớn hiệu quả rất cao, năng suất tăng gấp 8­9 lần.
“Đặc biệt, trong thời tiết biến đổi khôn lường như hiện nay, những cánh rừng trồng cây gỗ lớn luôn đối mặt với gió bão làm gãy đổ, nên Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm như bảo hiểm tàu thuyền của ngư dân. Có như vậy người trồng rừng mới mạnh dạn nuôi rừng thành cây gỗ lớn để tăng sinh khối”, ông Hổ chia sẻ.
Ông Nguyễn Tiến Long, Phó GĐ Sở NN­PTNT Nghệ An, đề nghị Nhà nước cần đầu tư xây dựng đường giao thông đi vào những cánh rừng trồng để giảm chi phí vận chuyển cho người trồng rừng. “Chi phí vận chuyển gỗ rừng trồng nhiều nơi chiếm đến từ 30­50% tổng doanh thu. Do đó, để phát triển rừng trồng thương mại, Nhà nước cần quan tâm đến hệ thống giao thông để làm giảm chi phí vận chuyển”, ông Long nói.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, WB3 là dự án thành công ấn tượng. Đối tượng tham gia có đến 43.000 hộ nghèo nhưng 99% số hộ vay trả nợ đúng hạn, chứng tỏ hiệu quả về mặt kinh tế của dự án là rất mỹ mãn. Đây chính là mô hình điển hình trong tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cần được nhân rộng.
“Hiện Ngân hàng CSXH đã sẵn vốn, tôi sẽ về trình Bộ trưởng để trong tháng 7 này Bộ NN­PTNT có văn bản thống nhất để Ngân hàng CSXH phát hành sổ tay tín dụng, trong tháng 8 tiếp tục giải ngân cho các hộ trồng rừng”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Bộ NN­PTNT vừa ra quyết định phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015 – 2020. Mục tiêu là nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ rừng, cán bộ quản lý các cấp về kỹ năng quản lý rừng và chứng chỉ rừng bền vững.
        Bên cạnh đó sẽ ban hành Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam, đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 500.000ha rừng SX có phương án quản lý bền vững được phê duyệt và cấp chứng chỉ. Trong đó, rừng trồng là 350.000ha, rừng tự nhiên 150.000ha.