• Ảnh 20
  • Ảnh 19
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Ảnh 6
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 22
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 18
  • Ảnh 13
  • Ảnh 7
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Ảnh 15
  • Ảnh 2
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 8
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 21
  • Ảnh 16
  • Ảnh 23
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Ảnh 3
  • Ảnh 5
  • Ảnh 17
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Quảng Trị: Kiểm lâm Quảng Trị- 40 năm với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng

31/07/2015
 Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/ CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân với chức năng là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương và cũng từ đó lực lượng Kiểm lâm ra đời.Ở Quảng Trị, lực lượng Kiểm lâm được thành lập vào ngày 10/6/1974 với tên gọi Hạt Kiểm lâm khu vực Vĩnh Linh, đây chính là tiền thân của Kiểm lâm Quảng Trị ngày nay. Năm 1976, lực lượng Kiểm lâm 3 tỉnh nhập lại thành Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 sau khi tái lập tỉnh Quảng Trị, Chi cục Kiểm lâm được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 22/7/1989 của UBND tỉnh. Trải qua nhiều sự thay đổi về cơ cấu quản lý, tổ chức bộ máy và nhiều lần bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III vào năm 1994, Huân chương Lao động hạng II vào năm 2009 và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Và nhất là giai đoạn 2009- 2014 , lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục học tập rèn luyện vươn lên hoàn thành nhiệm vụ ngày càng tốt hơn, cụ thể được thể hiện ở các nhiệm vụ sau: Chi cục Kiểm lâm đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những chủ trương, biện pháp kịp thời, hữu hiệu trong công tác đấu tranh ngăn chặn tình trạng phá rừng, cháy rừng, tạo cho đất rừng có chủ thực sự nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển, sử dụng ổn định, bền vững tài nguyên rừng. Đẩy mạnh công tác truyền thông phổ cập giáo dục pháp luật đến cộng đồng dân cư, với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với tình hình các địa phương. Đã tổ chức 1.035 cuộc với 70.000 lượt người tham gia, tổ chức 2 cuộc thi tìm hiểu về Luật Bảo vệ và phát triển rừng và chống buôn bán khai thác sử dụng động vật, thực vật hoang dã từ 67 trường PTTH cơ sở tại cấp huyện và chung kết tại tỉnh; phát hành hàng tháng bản tin Kiểm lâm đến các chủ rừng, UBND các xã phường và các ngành liên quan.
Nhờ đó nhận thức của nhân dân được nâng lên và người dân đã tích cực tham gia bảo vệ rừng (BVR), tố giác các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày càng nhiều hơn. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) bằng cách hướng dẫn, chỉ đạo cho các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR, tổ chức lực lượng và thường xuyên tuần tra BVR. Xây dựng phương án PCCCR 3 mức để giúp cho UBND tỉnh, huyện, xã điều hành chỉ đạo khi có cháy rừng xảy ra. Kiện toàn 93 Ban chỉ huy Bảo vệ rừng từ xã phường đến huyện, chủ động sẵn sàng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng BVR của chủ rừng hàng năm, thực hiện tốt công tác dự báo cháy rừng, tổ chức 21 cuộc diễn tập cấp xã và 1 cuộc diễn tập cấp huyện với 2.800 lượt người tham gia, qua đó nâng cao tính chủ động, điều hành, phối hợp trong chữa cháy rừng. Với những hoạt động tích cực trên dẫn đến tình hình cháy rừng ngày càng giảm về số vụ cháy, giảm diện tích và mức độ thiệt hại. Về công tác đấu tranh ngăn chặn, lực lượng Kiểm lâm thường xuyên nắm thông tin và xác định các khu vực trọng điểm phá rừng, các tuyến đường vận chuyển, các địa điểm buôn bán lâm sản trái với quy định của pháp luật để tăng cường đấu tranh ngăn chặn. Tăng cường cán bộ về cấp xã để bám địa bàn thực hiện nhiệm vụ, đã xây dựng phương án BVR, phối hợp với công an xã, dân quân tự vệ khoanh đối tượng thường có hành vi vi phạm pháp luật về rừng để tham mưu cho UBND xã có biện pháp đấu tranh ngăn chặn; thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tổ chức các đợt kiểm tra trong rừng để đẩy đuổi các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, qua đó đã phát hiện và bắt giữ 2.055 vụ vi phạm, xử lý tịch thu trên 5.030 m3 gỗ các loại, 80 ster củi, trên 6.290 kg động vật hoang dã, 52 kg trầm sô, 39 máy cưa xăng, 2 xe ô tô, phá hủy tại rừng 60 lán trại, dỡ bỏ trên 6.700 các loại bẫy bắt thú rừng, giải tỏa nhiều nhóm đào đãi vàng sa khoáng trong rừng…Tiền thu nộp ngân sách từ xử phạt vi phạm hành chính và bán lâm sản tịch thu trên 43 tỷ đồng; xử lý hình sự 3 vụ, trong đó mức án cao nhất là 36 tháng tù giam. Tình hình vi phạm các năm về sau giảm dần so với các năm trước. Chú trọng công tác bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm đã trình và UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, đã từng bước thực hiện vai trò chủ rừng có kết quả tốt. Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, tổ chức nghiên cứu khoa học, tập trung bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp quý hiếm, đặc hữu hiện có. Từng bước tạo điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng để nâng cao việc quản lý, sử dụng hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái rừng. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa nghề rừng bằng cách tuyên truyền, tổ chức tham quan học tập cho nhân dân áp dụng các mô hình canh tác, sản xuất nghề rừng có hiệu quả, tranh thủ các dự án tài trợ để cải thiện sinh kế mới. Trên cơ sở đề án giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình và cộng đ���ng dân cư, trong 5 năm qua lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức giao được 7.200 ha rừng tự nhiên để nhân dân quản lý, chăm sóc và hưởng lợi lâu dài, qua đó đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và có thêm ngành nghề mới ở địa phương; đồng thời nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác BVR. Công tác cập nhật diễn biến rừng được tổ chức thực hiện tốt, hàng năm kịp thời đánh giá sự biến động của rừng cả về trồng mới lẫn khai thác sử dụng, cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng …Đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 236.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 141.000 ha, rừng trồng 95.000 ha, đã nâng độ che phủ của rừng từ 41% năm 1999 lên 48% năm 2013. Về công tác xây dựng lực lượng, Kiểm lâm Quảng Trị không ngừng củng cố, kiện toàn để đáp ứng với nhiệm vụ theo từng giai đoạn, từ 1 Hạt Kiểm lâm với số công chức 40 người, trình độ trung cấp, đại học chỉ có 2 người, đến nay Chi cục đã có 8 Hạt Kiểm lâm, 2 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 1 Trạm BVR, 1 Đội Kiểm lâm cơ động, 2 Trạm Kiểm lâm trực thuộc và 15 Trạm Kiểm lâm khu vực. Số cán bộ, công chức người lao động hợp đồng là 199 người. Về trình độ chuyên môn, có 30 thạc sĩ, 131 người có trình độ đại học, 26 người có trình độ trung cấp chuyên ngành, 12 người nghiệp vụ khác. Chi cục Kiểm lâm luôn tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng luôn được quan tâm, đã xây dựng và ban hành 7 quy trình bắt buộc, 18 quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã đưa vào thực hiện. Chi cục coi trọng công tác đoàn kết thống nhất trong nội bộ, quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở, công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan. Thường xuyên quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin tình hình trên địa bàn kịp thời. Quan tâm thực hiên công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức cả về lý luận chính trị lẫn chuyên môn mghiệp vụ và toàn thể cán bộ công chức thường xuyên học tập rèn luyện để có đủ năng lực, trình độ, có đủ trách nhiệm, ý chí và đạo đức phẩm chất người công chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Với nhiều thành tích và cống hiến trong 40 năm qua, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị được Chính phủ, ngành và tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều năm liền, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị đã vinh dự được Nhà nước, Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là phần thưởng cao quý mà lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị vinh dự được đón nhận. Lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị hứa sẽ quyết tâm phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn