• Ảnh 12
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 5
  • Ảnh 21
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 18
  • Ảnh 23
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 15
  • Ảnh 20
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 6
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 11
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 10
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 22
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 7
  • Ảnh 17
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 16
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến - WebGIS trong chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tỉnh Kon Tum

16/01/2017

Từ trước đến nay, việc nghiệm thu chi trả DVMTR được thực hiện theo Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR. Theo thông tư này, thông tin về lô rừng cung ứng DVMTR sẽ được khai báo bởi hộ gia đình, rồi tổng hợp theo các cấp từ Thôn => Xã => Huyện => Tỉnh. Thông tư này đã rất phù hợp ở giai đoạn đầu, khi chính sách chi trả DVMTR mới được triển khai, giúp xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) có sự đồng thuận cao của người dân để chính sách về chi trả DVMTR có thể đi vào cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay, dữ liệu về rừng thu thập theo hướng dẫn này đang không thống nhất với dữ liệu cập nhật diễn biến rừng hàng năm của kiểm lâm.

Hiện tại, dự án Tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016 đã cung cấp bộ dữ liệu thống nhất, có độ chính xác cao nhất hiện nay cho một số tỉnh và sẽ có dữ liệu toàn quốc trong thời gian tới. Cùng thời gian này, dự án "Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp – Pha II" (FORMIS II) đã tiến hành xây dựng một hệ thống phần mềm cập nhật diễn biến rừng dựa trên bản đồ nền là kết quả của dự án Tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc. Hệ thống phần mềm này đã và đang được FORMIS II tập huấn rộng rãi. Dữ liệu diễn biến rừng được lưu trữ dưới dạng bản đồ và được các hạt kiểm lâm cập nhật thường xuyên lên hệ thống máy chủ của FORMIS II. Đây là nguồn dữ liệu chính thống, cấu trúc dữ liệu thống nhất trên toàn quốc. Dữ liệu này nên được sử dụng như một nguồn số liệu duy nhất có tính pháp lý, thống nhất trong toàn ngành lâm nghiệp, trong đó có chi trả DVMTR.

Tháng 6/2015, dự án "Xây dựng CSDL về chi trả DVMTR ở Việt Nam" (DPFES) đã hoàn thành một CSDL trực tuyến phục vụ chi trả DVMTR. Trang web CSDL của dự án này là một bước tiến lớn trong ngành Lâm nghiệp, dữ liệu toàn quốc được quản lý thống nhất, công khai trên mạng internet. Tuy nhiên, kết quả kiểm kê rừng và cập nhật diễn biến rừng chưa được sử dụng trong CSDL này. Dữ liệu cập nhật hàng năm về rừng và chủ rừng đang được thống kê từ địa phương theo Thông tư 20 tức là chỉ có bảng biểu thông kê, không có bản đồ kèm theo và rất khó để thống nhất với dữ liệu cập nhật diễn biến rừng trên FORMIS II do kiểm lâm quản lý. Do vậy, ngành Lâm nghiệp sẽ có 2 bộ dữ liệu về rừng không thống nhất, tồn tại song song trên 2 hệ thống trực tuyến là FORMIS II và DPFES.

Phần mềm chia sẻ CSDL GIS trực tuyến (gọi tắt là WebGIS) là một trong những kết quả chính của Dự án IPFES, được tài trợ bởi Quỹ giảm nghèo Nhật Bản thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB. WebGIS này chạy trên máy chủ của FORMIS II, lấy trực tiếp dữ liệu diễn biến rừng trên FORMIS II, kết hợp với bản đồ lưu vực, để xây dựng bản đồ chi trả DVMTR. Cấu trúc dữ liệu của bản đồ chi trả được lấy theo thiết kế của dựa án DPFES. WebGIS được liên kết thành một menu trong trang web của DPFES, dùng chung tài khoản đăng nhập với DPFES và bổ sung thông tin cho trang web của DPFES bao gồm: Hỗ trợ hiển thị đồ chi trả, bản đồ lưu vực; Chức năng tìm kiếm thông tin; Tự động tạo bảng dữ liệu rừng và chủ rừng, ...

WebGIS này thực chất là một cầu nối giữa FORMIS II và DPFES, đảm thống nhất, đồng bộ dữ liệu về rừng giữa 2 nguồn CSDL trực tuyến quan trọng này trong ngành Lâm nghiệp. WebGIS giúp Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh có thể xây dựng bản đồ và dữ liệu chi trả DVMTR mà không cần những phần mềm GIS chuyên dụng, đắt tiền như ArcGIS, MapInfo.

Dự án IPFES triển khai trên 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Lào Cai và Kon Tum. Cho đến hiện tại, chỉ Kon Tum là có dữ liệu kiểm kê rừng và dữ liệu diễn biến rừng trên máy chủ của FORMIS II. Vì vậy, Kon Tum được chọn làm tỉnh thí điểm về nội dung này. CSDL GIS trực tuyến về chi trả DVMTR cho tỉnh Kon Tum đã hoàn thành, có thể xem thông tin trên trang web: http://dvmtr.siteam.vn/ => Menu: Bản đồ - IPFES.


Ông Nguyễn Bá Ngãi chủ trì buổi tập huấn tại Kon Tum. Nguồn ảnh: Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum

Trong tháng 9 và tháng 10, dự án IPFES đã tổ chức 02 lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng WebGIS cho các cán bộ 3 Quỹ BV&PTR tỉnh thuộc vùng dự án cùng các cán bộ liên quan khác của trung ương và địa phương. Hai khóa tập huấn đã giới thiệu và đào tạo ứng dụng máy tính bảng trong theo dõi giám sát rừng, có thể được sử dụng thay cho: Thiết bị dẫn đường; Máy vi tính để xem thông tin bản đồ rừng; Máy ảnh GPS chụp ảnh hiện trường có tọa độ kèm theo; Có thể vẽ tuyến khảo sát và mở trên Google Earth; và đặc biệt có thể sử dụng offline (không cần internet và sóng điện thoại). Ứng dụng này được đánh giá là rất thiết thực trong công tác theo dõi và giám sát rừng.


Nguồn ảnh: Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum

Sử dụng CSDL từ WebGIS trong nghiệm thu chi trả DVMTR không những giúp giảm thời gian, công sức so với quy trình nghiệm thu theo Thông tư 20 mà còn đảm bảo tính thống nhất với dữ liệu cập nhật diễn biến rừng trên FORMIS II. Qua 2 khóa tập huấn về sử dụng WebGIS có thể khẳng định, về mặt kỹ thuật và CSDL không có nhiều vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệm thu rừng theo phương pháp mới này lại chưa được đảm bảo vì nó không theo đúng quy trình nghiệm thu của Thông tư 20.

Mong rằng, kết quả thí điểm tại Kon Tum sẽ được chia sẻ, phổ biến rộng rãi đến các địa phương khác tạo cơ sở tiền đề để mở rộng mô hình này trên cả nước trong thời gian tới. 

Nguồn: Nguyễn Thanh Hoàn