• Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 12
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 10
  • Ảnh 1
  • Ảnh 23
  • Ảnh 13
  • Ảnh 9
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 19
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 18
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 22
  • Ảnh 16
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 20
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Ảnh 7
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 17
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 14
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 8
  • Ảnh 6
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 11
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 15
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng

11/04/2016
 Theo dự thảo, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trồng, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại trên.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha.

Dự thảo đề xuất hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm với mức 500.000 đồng/ha trong 5 năm (1 năm trồng và 4 năm chăm sóc). Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng: 300.000 đồng/ha. Hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 70% chi phí, tối đa không quá  300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự nhiên, rừng trồng).

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục của việc hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư.

Điều kiện nhận hỗ trợ

Dự thảo nêu rõ điều kiện nhận hỗ trợ như sau: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp nhà nước phải là đất trồng rừng sản xuất đã được doanh nghiệp giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ). Nguồn giống trồng rừng (hạt giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định tại Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nguồn: baochinhphu.vn