• Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 7
  • Ảnh 19
  • Ảnh 5
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 15
  • Ảnh 16
  • Ảnh 11
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 10
  • Ảnh 21
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 2
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Ảnh 3
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Ảnh 8
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 9
  • Ảnh 1
  • Ảnh 14
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Lợi dụng chủ trương trồng rừng để... phá rừng

23/03/2016
 Việc làm này khiến nhiều vạt rừng tự nhiên bị xâm hại, tàn phá; nhiều cây rừng có đường kính từ 30-40cm bị triệt hạ tận gốc. Đáng nói, sau khi xâm lấn, những đối tượng phá rừng còn vô tư dùng kẽm gai làm hàng rào phân định ranh giới và trồng keo.
Qua tìm hiểu được biết, xảy ra tình trạng này là do trước đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định có chủ trương cho phép Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định (Cty KTCTTL Bình Định) trồng RPH trên vùng bán ngập nước trong lòng hồ Núi Một với diện tích khoảng 70 héc-ta để chống xói mòn và bồi lấp lòng hồ. Cty KTCTTL Bình Định hợp đồng với một số người dân để thực hiện việc trồng rừng; hiện đã trồng được gần 30 héc-ta với phương thức trồng hỗn giao, gồm cây bản địa (sao đen hoặc dầu rái) và cây keo lai.
Lợi dụng chủ trương trồng rừng, một số đối tượng vào khu vực RPH đầu nguồn hồ Núi Một chặt phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp để trồng keo trái phép. Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Cty KTCTTL Bình Định, cho hay: Cty trồng rừng đúng với quy cách và đảm bảo kỹ thuật của Sở NN&PTNT Bình Định đưa ra. Những hộ lấn chiếm, phá rừng phòng hộ để trồng rừng sản xuất không nằm trong nhóm hộ mà Cty hợp đồng để trồng rừng.
Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc Tiểu khu 321, xã Canh Liên bị chặt phá, xâm lấn.
Cần xử lý nghiêm minh
Trước thực trạng trên, BQL RPH H. Vân Canh đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm H. Vân Canh, Hạt Kiểm lâm TX An Nhơn, Xí nghiệp thủy lợi IV (thuộc Cty KTCTTL Bình Định) kiểm tra thực địa và xác định diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng keo là 47.851m2. Trong đó, diện tích do BQL RPH H. Vân Canh quản lý là 17.191m2, số diện tích còn lại (30.660m2) do UBND xã Canh Liên quản lý. Bước đầu, các cơ quan chức năng cũng xác định được đối tượng thực hiện hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp là ông Lâm Văn Mai (trú xã Nhơn Tân, TX An Nhơn) và bà Mai Thị Liên (trú xã Canh Liên). Qua làm việc, các đối tượng khai nhận có thực hiện hành vi xâm hại rừng; họ cũng đã trồng cây keo trên nhiều diện tích đất lâm nghiệp vừa xâm lấn.
Như vậy, việc một số đối tượng "tát nước theo mưa", lợi dụng chủ trương trồng RPH trên diện tích bán ngập nước trong lòng hồ Núi Một để phá rừng là hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Các ngành chức năng liên quan cần xử lý kiên quyết, nghiêm minh nhằm răn đe, giáo dục và ngăn chặn hiệu quả tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.      
Nguồn: cadn.com.vn