• Ảnh 10
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 21
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 6
  • Ảnh 5
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 9
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 20
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Ảnh 2
  • Ảnh 19
  • Ảnh 18
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 23
  • Ảnh 7
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 16
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 13
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 15
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 12
  • Ảnh 14
  • Ảnh 17
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Rừng bị tàn phá ở Gia Lai: Công ty bảo vệ rừng tiếp tay cho lâm tặc

06/01/2016
 Lâm tặc lấn át công an
Rừng gỗ hương tại huyện Kbang liên tục bị lâm tặc “xâu xé” ngày đêm. Điều đáng nói, tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa (Công ty Lâm nghiệp Krông Pa) – nơi tập trung chủ yếu gỗ hương – lâm tặc được bảo kê nên mặc sức tung hoành. Hai năm với 300m3 gỗ hương về tay lâm tặc, tuy thế GĐ Công ty này chỉ nhận kỷ luật cảnh cáo, lại được điều chuyển lên công tác tại Phòng sử dụng rừng của Chi cục Lâm nghiệp Gia Lai. GĐ mới lên thay thế nhưng hiện giờ rừng hương vẫn… tiếp tục bị tàn phá.
Báo cáo số 237/BC-KL ngày 18.11 của Hạt Kiểm lâm huyện Kbang về việc điều tra, truy tìm các đối tượng khai thác gỗ hương tại lâm phần Công ty Lâm nghiệp Krông Pa quản lý nêu thực trạng: Tại khoảnh 2, tiểu khu 90 và khoảnh 2 tiểu khu 93, hai cây gỗ hương có chiều dài đến phân cành 7m, đường kính gốc gần 1m bị cưa xăng cắt phạt ngang, đổ gục. Mùn cưa mới tinh, cành lá đang dần héo. Ngoài phần lõi gỗ đã bị lâm tặc tẩu tán, số gỗ sót lại hiện trường chỉ là 2,682m3. Lâm tặc mất dấu trước bất lực khó hiểu của lực lượng bảo vệ rừng.
Vì tiền, lâm tặc hung hãn đến mức tấn công CA huyện nhằm giải cứu đồng bọn. Khoảng 23h ngày 14.11, UBND xã Krong cùng Công ty Lâm nghiệp Krông Pa kiểm tra tại khoảnh 4, tiểu khu 94 do lâm phần Công ty này quản lý, phát hiện nhóm đối tượng đang xẻ gỗ hương với khối lượng gần 5m3. Tổ công tác vây bắt được hai đối tượng là Hà Văn Quy (SN 1974, trú làng Hro, xã Krong) và Trần Đức Tuấn (SN 1991, trú tổ dân phố 14, TT.Kang, cùng huyện Kbang).
Một ngày sau (ngày 15.11), dưới sự áp tải của trung úy CA huyện Bùi Văn Phương – Tổ phó tổ liên ngành huyện Kbang; ông Lê Văn Thuần – Kiểm lâm viên địa bàn – để đưa 2 đối tượng về huyện Kbang. Bất ngờ 7 đối tượng (chưa rõ lai lịch) dùng dao, rựa chặn đầu xe, uy hiếp đòi thả người. Bất chấp trung úy Phương rút súng hơi cay, nhóm đối tượng vẫn thách thức: “Thích cứ bắn”.
Một đối tượng tên Nhũ tay cầm dao, chui lên xe kéo đối tượng Tuấn cùng còng số 8 chạy trốn. Sau khi được chi viện, hai công an huyện Kbang tên Sơn và Minh đã truy đuổi, bắt giữ được hai đối tượng uy hiếp lực lượng lúc nãy. Trong lúc đưa về Trạm gác cửa rừng làng Hro (xã Krong), nhóm đối tượng trên tay dao, tay rựa quay lại khống chế CA huyện, yêu cầu mở còng số 8 rồi giải thoát cho đồng bọn.
Trước việc các đối tượng manh động có tổ chức, liều lĩnh, công khai chống người thi hành công vụ, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai buộc phải cấp báo UBND tỉnh Gia Lai, kiến nghị chỉ đạo điều tra, truy bắt các đối tượng.
Có hiện tượng cán bộ Công ty Lâm nghiệp Krông Pa tiếp tay… cho lâm tặc
Điều khó hiểu, 104 cây gỗ hương với gần 300m3 bị đốn hạ liên tục trong lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Krông Pa nhưng chính quyền lại không bắt được một lâm tặc nào. Báo cáo việc phá rừng tại lâm phần mình quản lý, GĐ Công ty Lâm nghiệp Krông Pa Võ Ngộ cho rằng, do trời tối, địa hình dốc, lâm tặc canh đường lực lượng bảo vệ rừng, nên chúng dễ dàng tẩu thoát. Phó Chủ tịch UBND xã Krong Đinh Ble nói, dù đã cử tổ liên ngành của xã truy tìm, nhưng đến nay không phát hiện được nhóm đối tượng.
“Ở đây đã có hiện tượng cán bộ Công ty Lâm nghiệp Krông Pa tiếp tay cho lâm tặc. Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1 (Chi cục Kiểm lâm Gia Lai) đã phát hiện được. Hiện tôi và cả Chi cục Kiểm lâm đã báo cáo hiện tượng tiếp tay lên UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy” – Bí thư Huyện ủy Kbang Trương Văn Đạt cho biết. Ông Đạt cũng thông tin, hiện CA huyện Kbang đã lập chuyên án, khoanh vùng 7 nhóm với 49 đối tượng vừa phá rừng, vừa xúi dân chặt, hạ gỗ trái phép. Trong khi nạn phá rừng đang “nóng” tại cơ sở, thì Chủ tịch UBND huyện Kbang Võ Văn Phán lại thoái thác trách nhiệm khi cho rằng đã chỉ đạo… bằng văn bản.
Theo điều tra của PV Báo Lao Động, 407 cây gỗ hương tại Kbang hiện chỉ còn 303 cây, sau khi 104 cây bị lâm tặc “xẻ thịt”. Để làm rõ nạn phá rừng tại huyện này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đào Xuân Liên đã chỉ đạo Sở NNPTNT Gia Lai, Chi cục Kiểm lâm phối hợp cùng UBND huyện Kbang khẩn trương điều tra, xử lý; giao CA tỉnh chỉ đạo CA huyện Kbang điều tra các đối tượng chống người thi hành công vụ.
Sở Công Thương rà soát các xưởng chế biến gỗ tại hai huyện Kbang và TX.An Khê. Đồng thời chỉ đạo Sở Nội vụ đề xuất luân chuyển lãnh đạo chủ rừng để xảy ra nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Với sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh Gia Lai, hy vọng rừng gỗ quý tại Kbang sẽ được giữ vững, cán bộ tiếp tay cho lâm tặc sẽ nhanh chóng bị đưa ra ánh sáng để xử lý.
Nguồn: thiennhien.net