• Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 21
  • Ảnh 10
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 1
  • Ảnh 5
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 15
  • Ảnh 8
  • Ảnh 19
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 3
  • Ảnh 14
  • Ảnh 22
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 16
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 2
  • Ảnh 13
  • Ảnh 17
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Ảnh 6
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 18
  • Ảnh 11
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 23
  • Ảnh 7
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 9
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Việt Nam tham dự Diễn đàn Lâm nghiệp lần thứ 12 của Liên hiệp quốc

08/05/2017
UNFF là cơ quan trực thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) của Liên hiệp quốc được thành lập từ năm 2000 nhằm mục đích “Quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng và tăng cường sự cam kết chính trị mang tính dài hạn của các quốc gia”. Hội nghị toàn thể của UNFF được tổ chức 2 năm /lần cho tất cả các nước thành viên của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trên toàn cầu.

Diễn đàn UNFF lần thứ 12 năm nay tập trung thảo luận các biện pháp thực hiện Chiến lược Hành động của Liên hiệp quốc về rừng giai đoạn 2017-2030 với 6 mục tiêu phát triển rừng toàn cầu và 26 chỉ tiêu về rừng cần đạt được vào năm 2030. Với 94 chỉ số để gíam sát việc thực hiện, Chiến lược lần này được cả hai nhóm G77 và các nước phát triển đánh giá cao khi lần đầu tiên các chỉ số về xây dựng Hệ thống xác minh gỗ hợp pháp, quản  trị rừng, giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng được đưa vào Chiến lược cùng với chỉ số về độ che phủ rừng và diện tích các loại rừng như truyền thống trước đây. Chiến lược lần này đã xây dựng lộ trình để hướng dẫn việc đóng góp của rừng và các vấn đề liên quan đến rừng trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, Nghị định thư Paris về Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu, Công ước Đa dạng sinh học, Công ước của LHQ về Sa mạc hóa.

Để giám sát việc thực hiện Chiến lược, UNFF yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên phải nghiêm túc thực hiện việc báo cáo, giám sát và đánh giá theo các chỉ số mà UNFF đã nhất trí. Việc này đồng nghĩa với việc từ nay mẫu báo cáo quốc gia cho UNFF sẽ thay đổi. Đây là vấn đề gây tranh cãi tại hội nghị khi nhiều quốc gia chưa có các thông tin để đánh giá toàn bộ 94 chỉ số này. Các quốc gia đang phát triển cũng yêu cầu các tổ chức quốc tế như FAO, CIFOR cần có những hỗ trợ cần thiết cho các quốc gia để xây dựng được hệ thống thông tin đáp ứng được yêu cầu của UNFF.

Diễn đàn đã xác định các chủ đề, hành động ưu tiên và nguồn lực tài chính để thực hiện các ưu tiên này trong hai năm 2017-2018. Một lần nữa Diễn đàn nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của việc hoạch định chính sách quốc gia về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Việt Nam được UNFF đánh giá là một trong ba quốc gia trên thế giới có chính sách tốt nhất về phát triển và bảo vệ rừng tốt, cùng một lức đạt được cả hai mục tiêu là tăng độ che phủ rừng và đảm bảo an ninh lương thực trong thập kỷ qua.

Ông Nguyễn Bá Ngãi, thay mặt cho đoàn Việt Nam đã chia sẻ những nỗ lực và thành tựu của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong năm qua. Việt Nam ủng hộ mãnh mẽ Chiến lược Hành động của Liên hiệp quốc về rừng giai đoạn 2017-2030 và kiến nghị Liên Hợp quốc phải có cơ chế điều phối tốt hơn để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực và cơ chế tài chính thực hiện Chiến lược này bao gồm việc đơn giản hóa các thủ tục và qui trình để các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp cận đến các Quĩ Môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) cho phát triển và bảo vệ rừng, đồng thời kiến nghị UNFF rà soát các sáng kiến quốc tế để nâng cao tích hợp lực và tránh trùng lắp các hoạt động tại các quốc gia.

Diễn đàn đã thảo luận về việc cần nâng cao cơ chế hoạt động của UNFF và Ban thư ký cũng như sự phối hợp với các cơ quan của LHQ như Ủy ban Lâm nghiệp của FAO (COFO). Một trong những quyết định quan trọng của Diễn đàn UNFF 12 là sẽ thay đổi lại cơ chế họp phiên toàn thể từ 2 năm/lần sang hàng năm với qui định là năm chẵn sẽ tập trung vào đối thoại chính sách cấp cao, năm lẻ sẽ tập trung vào các vấn đề kỹ thuật và thực thi Chiến lược./.