• Ảnh 8
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 22
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 20
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 13
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Ảnh 2
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 3
  • Ảnh 19
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 11
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 5
  • Ảnh 14
  • Ảnh 6
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 10
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Ảnh 17
  • Ảnh 1
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 18
  • Ảnh 7
  • Ảnh 15
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 9
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 23
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội thảo tham vấn về Bảo tồn đa dạng sinh học rừng phục vụ xây dựng dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (sửa đổi)

26/09/2016
 Tham dự Hội thảo có khoảng trên 70 đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, Ban quản lý một số Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên, các tổ chức, dự án trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.
Mục đích của Hội thảo là đề xuất những vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 thông qua báo cáo chuyên sâu và thảo luận về thực trạng, bất cập trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của các chuyên gia.
Trong phiên thảo luận theo nhóm, các đại biểu cơ bản thống nhất về một số nội dung chính sau: xác định cụ thể chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học của các Bộ; đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quản lý các vườn quốc gia và giao địa phương quản lý các khu rừng đặc dụng còn lại; xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho quản lý các khu rừng đặc dụng ; xây dựng một cơ quan chuyên trách quản lý các khu rừng bảo vệ trực thuộc Bộ; phân loại các khu rừng đặc dụng theo chuẩn quốc tế (IUCN); xác định bổ sung nội dung về bảo tồn đa dạng ở rừng bảo vệ và rừng sản xuất và một số nội dung khác có liên quan.
Kết luận Hội thảo, Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh: “Bảo tồn đa dạng sinh học rừng là một trong những hoạt động của bảo vệ và phát triển rừng, là đối tượng làm việc của khối lâm nghiệp và được xem là một vấn đề xuyên suốt trong bảo vệ và phát triển rừng. Do vây, cần phải xem xét những vấn đề này trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004”.
Hội thảo này trong kế hoạch của Dự án “Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam” do Vụ Bảo tồn thiên nhiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp và tổ chức GIZ thực hiện./.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn