• Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 17
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 2
  • Ảnh 20
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 15
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 10
  • Ảnh 12
  • Ảnh 11
  • Ảnh 18
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 3
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 23
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 21
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 9
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 14
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 5
  • Ảnh 22
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 13
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 7
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 16
  • Ảnh 19
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Ngành Lâm nghiệp

Hội thảo tham vấn dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình hành động REDD+ quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

09/11/2016
Hội thảo do Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Hà chủ trì với sự tham gia của đại diện một số Bộ/ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các tỉnh thí điểm REDD+ , thành viên mạng lưới REDD+ Việt Nam, một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học.
Sáng kiến về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” – REDD+ là sáng kiến quốc tế trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Để triển khai sáng kiến trên, ngày 27/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011 – 2020” tại Quyết định số 799/QĐ – TTg.
Sau 4 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả, góp phần vào việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chương trình vẫn còn những hạn chế, bất cập như chưa hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến REDD+; chưa thiết lập đầy đủ các yếu tố REDD+ theo khung Vacxava (COP 19); mạng lưới REDD+ hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, thiếu định hướng hoạt động của mạng lưới; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về thực hiện REDD+ còn hạn chế,.. do vậy việc sửa đổi bổ sung Quyết định 799/QĐ-TTg sẽ nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức triển khai chương trình hành động quốc gia về REDD+ có hiệu quả, phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu quốc tế.
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia REDD+ giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030 được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, huy động sự tham gia của cả khu vực nhà nước và tư nhân, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chiến lực quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, bảo đảm an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn miền núi.
Dự thảo lần này sẽ tập trung bổ sung các nội dung phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam, đồng thời tuân thủ các điều ước, thoả thuận quốc tế liên quan đến REDD+ mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thực hiện chương trình, dự án về REDD+ của các tỉnh, phù hợp với tiến trình đàm phán quốc tế và quy định về REDD+ của UNFCCC. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự thảo mới cũng cần xác định các chính sách và biện pháp thích hợp dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng, các rào cản đối với việc bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng.
Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn