• Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Ảnh 6
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 9
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 21
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 11
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 8
  • Ảnh 11
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 7
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 2
  • Ảnh 18
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 16
  • Ảnh 12
  • Ảnh 5
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 19
  • Ảnh 17
  • Ảnh 15
  • Ảnh 1
  • Ảnh 13
  • Ảnh 10
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Ảnh 22
  • Ảnh 20
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 3
  • Ảnh 23
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Kon Tum: Giữ vững miền đất xanh Kon Plông

23/05/2018

Với một diện tích rừng lớn, gồm nhiều loại gỗ quý nằm trải dài trên nhiều địa hình khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã và đang hàng ngày gánh một trách nhiệm lớn là bảo vệ màu xanh của rừng.

Với những ai đang một lần đặt chân lên mảnh đất Măng Đen nói riêng và huyện Kon Plông nói chung sẽ cảm nhận được cái không khí mát rượi của rừng xanh phả ra.

Cao nguyên Kon Plông hiện được mệnh danh lá phổi rừng của tỉnh Kon Tum, với mật độ che phủ lên đến 80,02% cùng hệ thống thảm thực vật đa dạng, phong phú đã tạo nên một Kon Plông vừa hoang sơ, vừa kỳ bí.

Từ tháng 6/2016 đến nay, khi lệnh đóng cửa rừng được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plông đã phải huy động toàn bộ lực lượng cán bộ công nhân viên thường xuyên tuần tra kiểm soát giữ rừng. Đồng thời tham mưu cho UBND huyện Kon Plông cắt cử các lực lượng xã cùng lực lượng công an làm nhiệm vụ gác chốt. Tuy nhiên không thể tránh khỏi sự càn quét của lâm tặc, nạn lấn chiếm đất rừng làm rẫy khiến cho công tác quản lí bảo vệ “lá phổi” ngày một cam go quyết liệt.


Với khoảng 55 cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lí, bảo vệ hơn 56.000 ha. Ông Vũ Văn Bắc – Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông cho rằng, lực lượng còn quá ít so với diện tích được giao, cũng may là nhờ có nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đơn vị đã có kinh phí tiến hành giao khoán rừng cho các hộ dân, cộng đồng thôn, làng trên địa bàn các xã có rừng. Càng khó hơn khi rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Kon Plông chạy dọc theo hai hướng chính là theo tuyến Tỉnh lộ 676 và Quốc lộ 24 xuôi về miền Trung. Chính vì vậy, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông đã mang một trọng trách rất lớn đó là vừa phải giữ được rừng, vừa phải lo toan cuộc sống cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan.

Nhờ sự tích cực của anh em trong cơ quan, cộng đồng giao khoán cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, những cánh rừng cơ bản vẫn được giữ vững trước sự tấn công của lâm tặc, nạn phá rừng làm nương rẫy.  

Ông Bắc tâm tư: "Mình và anh em trong cơ quan cứ làm hết trách nhiệm, nếu chẳng may có xảy ra chuyện để mất rừng, phá rừng thì mình sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nói chứ, anh em mùa nắng cũng như mưa có khi băng rừng lội suối, mưa gió, giá rét cùng cơm nắm cá khô suốt ngày lần mò trong rừng. Nhưng lâm tặc nó canh mình, chứ mình nào có biết nó".

“Từ khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ, cuộc chiến giữ rừng lại căng như dây đàn, cơ quan dồn toàn bộ lực lượng đi tuần tra, cắm tại các trạm, chốt. Kể khó thì nhiều lắm, ai có làm thì mới chia sẻ, cảm thông được”, ông Bắc tâm sự.


Đem lại nhiều lợi ích cho người dân và địa phương từ rừng, vì vậy người dân nơi đây thường gọi Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plông Vũ Văn Bắc bằng cái tên thương mến “bố già rừng xanh”.

Trao đổi về cái biệt danh này, ông cười và bảo “mình gắn bó với cao nguyên Kon Plông cũng có thâm niên rồi, lại cai quản đội quân quản lí bảo vệ 55 người với một diện tích rừng bao la bát ngát như thế nên đôi lúc người ta cũng thán phục. Hết chuyện thủy điện, dự án nông nghiệp, nạn lấn chiếm đất rừng làm rẫy, lâm tặc đục khoét rừng nếu không quyết liệt, xử lí linh động thì ăn kỷ luật như chơi”.

Hiện nay chính quyền huyện Kon Plông cũng đang tích cực xây dựng hình ảnh về du lịch gắn liền với sinh thái môi trường. Chính vì vậy, cần phải giữ những nét hoang sơ của Măng Đen nói riêng và môi trường tự nhiên của những cánh rừng nói chung. Chính nét hoang sơ sẽ mang lại giá trị kinh tế cao nhất, lâu bền nhất và hấp dẫn nhất của vùng này. 

baonhandao.vn/dia-phuong/kon-tum-giu-vung-mien-dat-xanh-kon-plong-10882

Nguồn: Văn Minh/Báo Nhân đạo và Đời sống ngày 21/5