• Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 2
  • Ảnh 19
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 9
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Ảnh 16
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 11
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 21
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 7
  • Ảnh 14
  • Ảnh 18
  • Ảnh 10
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 12
  • Ảnh 5
  • Ảnh 13
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 17
  • Ảnh 23
  • Ảnh 20
  • Ảnh 3
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 11
  • Ảnh 8
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 22
  • Ảnh 6
  • Ảnh 1
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Truyền thông về sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động sinh kế gắn với hoạt động quản lý rừng bền vững tại Kon Tum

08/12/2017

Qua hơn 5 năm triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh, các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất giao rừng, các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và các cộng đồng dân cư thôn đã có thêm nguồn lực tài chính bền vững để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, góp phần gia tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân tham gia trực tiếp bảo vệ rừng, đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện. Sự tham gia của người dân là một trong những yếu tố căn bản giúp cho việc quản lý, bảo  vệ rừng được tốt hơn, vì vậy, việc chia sẻ kiến thức, hỗ trợ người dân sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả trong phát triển sinh kế hộ gia đình là rất cần thiết.



Trong năm 2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã tổ chức 32 Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR kết hợp tập huấn quản lý sử dụng tiền DVMTR tại 32 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm hướng dẫn cho 2.902 các hộ gia đình, cá nhân các mô hình sản xuất phù hợp với kinh phí, điều kiện thực tiễn của nhân dân địa phương. Nhiều kiến thức và kỹ năng về sử dụng tiền DVMTR hiệu quả trong phát triển sinh kế và cách lập kế hoạch phát triển sinh kế của hộ gia đình đã được chia sẻ. Các hoạt động phát triển sinh kế được thiết kế (Hoạt động sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, trồng mì cao sản, trồng cà phê chè Catimo, nuôi bò thịt, nuôi gà ri thả vườn; Hoạt động sản xuất lâm nghiệp: trồng keo) góp phần tạo môi trường thuận lợi để hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn có điều kiện tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tốt hơn, giảm thiểu việc khai thác tài nguyên rừng; phát triển sinh kế được xem là một cách thức giúp tăng thêm nguồn thu nhập, tạo động lực để các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn nỗ lực bảo vệ rừng hơn, gắn bó với rừng hơn.

                                Một số hình ảnh về buổi tập huấn và mô hình phát triển sinh kế được gợi ý cho bà con




Mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn

Bình quân mỗi hộ gia đình, cá nhân hộ gia đình tại thôn 11 xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy được nhận tiền chi trả DVMTR năm 2016 khoảng 7.000.000 đồng; dùng số tiền này phát triển sinh kế với mô hình lựa chọn là chăn nuôi gà thả vườn.

Chăn nuôi gà ri thả vườn với quy mô 100 con gà; thời gian nuôi: 105 ngày

1. Chi phí mua lưới, gạch, xi măng, lưới B40 làm chuồng trại đơn giản dưới tán cà phê hoặc vườn trái cây trong vườn: khoảng 2.000.000 đồng.

2. Chi phí con giống: 1.300.000 đồng (với đơn giá giống 13.000 đồng/con)

3. Chi phí thức ăn:

Chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 50% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:

– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày): 1 bao 25kg.

– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày) 1 bao 25kg.

– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày): 3 bao 25kg.

– Giai đoạn vỗ béo (80 ngày – 105 ngày) xuất bán 3 bao 25kg.

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả chu kỳ là 8 bao 25kg = 200 kg thức ăn hỗn hợp.

Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.

→ Tổng chi phí thức ăn cho 100 gà thả vườn là 11.500 x 200 = 2.300.000 đồng

4. Chi phí vaccine (Vaccine là một loại thuốc dùng để phòng bệnh cho gà lúc khỏe, chưa mắc bệnh).

– 2 lần vaccine newcastle: 400đồng/con

– 2 lần vaccine Gumboro: 400đồng/con

Tổng chi phí vaccine: 800 đồng/con. Với 100 con gà chi phí vaccine là 80.000 đồng.

5. Chi phí thuốc thú y

Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi gia đình có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau với hộ gia đình có quy mô 100 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 300.000đồng.

Tổng chi phí nuôi 100 con gà: = (chi phí chuồng trại + chi phí mua con giống + chi phí thức ăn + Chi phí vaccine + chi phí thuốc thú y) = 2.000.000 + 1.300.000 + 2.300.000 + 80.000 + 300.000 =  5.980.000 đồng

6. Tiền bán gà

Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 105 ngày có khối lượng xuất bán khoảng 1,5kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%, giá thị trường hiện nay là: 100.000đồng/kg.

→ Tổng tiền bán gà là (1,5 x 100 x 93%) x 100.000 =  13.950.000 đồng.

Lợi nhuận: Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 100 gà thịt thả vườn trong 105 ngày = Tổng tiền bán gà – Tổng chi phí = 13.950.000 - 5.980.000 = 7.970.000 đồng.

 

Với cách truyền thông này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum bước đầu giúp các hộ gia đình biết cách sử dụng tiền DVMTR để thực hiện đầu tư, phát triển sinh kế thông qua các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất), nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) tùy theo điều kiện năng lực, điều kiện khí hậu tại địa phương mà hộ gia đình, cá nhân sẽ lựa chọn mô hình sao cho phù hợp với nguồn tài chính, năng lực của họ. Từ đó, giúp cải thiện điều kiện kinh tế của người dân, qua đó làm cho người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng và quản lý, bảo vệ rừng bền vững./

Nguồn: Bài và ảnh: Nguyễn Thị Lệ/Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum