• Ảnh 11
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 8
  • Ảnh 10
  • Ảnh 22
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 1
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 12
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Ảnh 13
  • Ảnh 5
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 7
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 11
  • Ảnh 2
  • Ảnh 3
  • Ảnh 19
  • Ảnh 6
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Ảnh 18
  • Ảnh 21
  • Ảnh 16
  • Ảnh 23
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Ảnh 14
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 9
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Dịch vụ môi trường rừng đối với du lịch tại Lào Cai

11/12/2017

Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, với điều kiện tự nhiên và văn hóa phong phú, Lào Cai là một trong nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dãy Hoàng Liên, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2016 là  353.043 ha, với tỷ lệ che phủ đạt 53,8%, nổi tiếng với các khu du lịch nghỉ dưỡng như Bắc Hà, Bát Xát và đặc biệt phải kể đến Sa Pa - điểm du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm với khí hậu trong lành, mát mẻ rất hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đô thị nghỉ dưỡng cấp quốc gia. Tại huyện Sa Pa, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được biết đến là Vườn di sản ASEAN với đỉnh Fansipan cao 3.143m - nóc nhà của Đông Dương, là nơi sinh sống của 2.845 loài thực vật và 555 loài động vật điển hình cho hệ động, thực vật ôn đới vùng núi cao Việt Nam. Nơi đây có tuyến cáp treo du lịch đỉnh Phan Xi Phăng hiện đại và dài nhất thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan mỗi năm.

Những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, thường xuyên đóng góp từ 12-14% GDP toàn tỉnh Lào Cai. Doanh thu từ du lịch, liên tục tăng qua các năm, dự kiến doanh thu du lịch năm 2017 đạt 6.500 tỷ đồng, số lượt khách đạt trên 2,5 triệu lượt mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch đạt gần 35%/năm, cao hơn rất nhiều so với mức tăng GDP của toàn tỉnh (14%/năm). Có thể nói, với vị trí tự nhiên thuận lợi, lại được thiên nhiên ưu đãi về hệ sinh thái rừng vốn có, tiềm năng để phát triển về du lịch tại Lào Cai là rất lớn, ở đây muốn nói đến phát triển du lịch một cách bền vững. Muốn vậy, phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường rừng.

Tại khoản 4, Điều 7, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã quy định “Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch”, theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030 do UBND tỉnh phê duyệt, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch nằm trong khu du lịch sinh thái, khu tham quan nghỉ dưỡng núi sẽ thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo lợi ích một cách hài hòa, công bằng giữa người dân sống dựa vào rừng với cộng đồng kinh doanh và phát triển dịch vụ du lịch về thu nhập, văn hóa, xã hội.... Tuy nhiên hiện nay, người dân sống bằng nghề rừng, đang tham gia quản lý, bảo vệ rừng hàng ngày lại có thu nhập thấp hơn nhiều lần so với cộng đồng kinh doanh dịch vụ du lịch. Sau  07 năm triển khai và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, đến nay, 35 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đã ký kết hợp đồng ủy thác và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định. Lũy kế tiền dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ du lịch ở Lào Cai đến nay đạt 3,6 tỷ đồng (chiếm khoảng 3% tổng nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng toàn tỉnh), mức chi trả áp dụng là 01% doanh thu trong kỳ. Tháng 8/2017, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã ký kết hợp đồng ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng với Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa (Tập đoàn Sun Group) về dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng phục vụ hoạt động du lịch đối với quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí và khách sạn nghỉ dưỡng Fansipan Legend, ước tính tiền dịch vụ môi trường rừng thu được từ doanh thu tiền bán vé vào cổng của công ty này sẽ đạt khoảng 5 tỷ đồng/năm, khi đó thu tiền từ dịch vụ du lịch sẽ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu nguồn thu tiền dịch vụ hàng năm của Quỹ tỉnh. Dự kiến tiền dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ du lịch thu ủy thác qua Quỹ tỉnh giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt trên 20 tỷ đồng, trung bình hàng năm thu đạt khoảng trên 5 tỷ đồng, góp phần thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng trên địa bàn tỉnh.


Kết quả thu tiền dịch vụ môi trường rừng chưa cao nhưng đã cho thấy đây là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn tại tỉnh Lào Cai. Chính sách này đã từng bước đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân bảo vệ rừng, sống dựa vào rừng, góp phần cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn, giúp nâng cao thu nhập, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và phát triển các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, từ đó, giúp họ gắn bó, yên tâm tham gia giữ rừng, bảo vệ rừng. Trong thời gian tới, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương cùng các biện pháp tổ chức thực hiện linh hoạt, công tác triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan, tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách đối với dịch vụ du lịch tại địa phương còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách còn mới, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, có rất ít tỉnh trong cả nước thực hiện thu tiền dịch vụ môi trường rừng trong lĩnh vực du lịch ngoài Lào Cai, Lâm Đồng là hai địa phương tiên phong, do đó, việc triển khai chính sách tại các địa phương có nhiều sự khác biệt, dẫn đến các đơn vị kinh doanh du lịch có nhiều thắc mắc giữa tỉnh áp dụng và tỉnh chưa áp dụng. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xác định lưu vực, chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động kinh doanh du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nào thuộc đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nên một số đơn vị kinh doanh dịch vu du lịch lưu trú viện dẫn lý do phải xác định rõ chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với du lịch thì họ mới tham gia ký kết hợp đồng ủy thác, thực hiện nghĩa vụ của mình.

Mới đây, ngày 15/11/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trong đó có bổ sung quy định về dịch vụ môi trường rừng. Hi vọng rằng, trong thời gian tới, Nghị định hướng dẫn Luật Lâm nghiệp sẽ sớm được xây dựng và có quy định cụ thể về dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ du lịch làm căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo việc tổ chức triển khai chính sách ngày càng đạt hiệu quả cao tại địa phương.

Nguồn: Bài và ảnh: Thanh Lĩnh/PGĐ Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai