• Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 12
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 2
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Ảnh 15
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 10
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 3
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Ảnh 16
  • Ảnh 17
  • Ảnh 9
  • Ảnh 11
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 1
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Ảnh 22
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 11
  • Ảnh 23
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 20
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Ảnh 14
  • Ảnh 13
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Ảnh 19
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 6
  • Ảnh 8
  • Ảnh 5
  • Ảnh 18
  • Ảnh 21
  • Ảnh 7
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Thí điểm rà soát, điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng làm cơ sở chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La

07/09/2020
Giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Trên thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và rừng tại tỉnh Sơn La đã được cấp cho các hộ dân cách đây gần 20 năm (giai đoạn 2001-2006), (1) được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác không cao dẫn đến tình trạng hồ sơ giao cho chủ rừng một nơi nhưng chủ rừng lại quản lý rừng ở một nơi khác, một lô rừng do nhiều chủ thể quản lý nhưng chưa được cập nhật, điều chỉnh; (2) Diện tích rừng được giao của các chủ rừng có nhiều biến động không phù hợp với Quy hoạch 3 loại rừng do chuyển đổi trạng thái, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng chưa được cập nhật vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng của chủ rừng; (3) Nhiều diện tích rừng của các cộng động, nhân dân bảo vệ sau nhiều năm đã phát triển đủ điều kiện thành rừng nhưng chưa được công nhận và cấp quyền sử dụng đất và rừng; (4) Việc quản lý rừng giao cho nhóm hộ, tổ chức chính trị - xã hội hiện nay không đúng với quy định của Luật Lâm nghiệp 2017.

Nhiều năm qua, những bất cập trên đã gây khó khăn cho việc quản lý Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương do có nảy sinh tranh chấp đất lâm nghiệp, đặc biệt còn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nói chung cũng như hiệu quả trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Cán bộ Quỹ và các đơn vị có liên quan kiểm tra giám sát dự án tại hiện trường xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên

Nhằm khắc phục những vấn đề trên, với sự hỗ trợ của Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (USFS) thông qua Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD), Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La, Ban quản lý dự án VFD phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Yên thực hiện thí điểm “Rà soát, điều chỉnh giao đất phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Bắc Yên”. Kết quả của thí điểm này sẽ là hình mẫu để áp dụng thực hiện cho toàn bộ 15 xã của huyện Bắc Yên và nhân rộng mô hình thí điểm này cho các địa phương khác của tỉnh Sơn La.

Đến nay, quá trình rà soát phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản được hoàn thành trên địa bàn xã Mường Khoa, có sự tham gia đầy đủ của các thành phần từ cấp huyện, xã và thôn bản và có sự thống nhất của các chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình trên địa bàn, đảm bảo độ chính xác, công khai về các tư liệu đầu vào và kết quả rà soát. Tổng diện tích dự kiến cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ trên địa bàn xã Mường Khoa là 3.548,48 ha. (trong quy hoạch: 3.464,50 ha; ngoài quy hoạch: 82,98 ha), số chủ rừng dự kiến là 8 cộng động dân cư của 8 bản. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai công việc tại các 4 xã còn lại của huyện Bắc Yên. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12/2020.



Đại diện các xã thí điểm kiểm tra ranh giới cắm mốc trên bản đồ địa giới hành chính


Kết quả của dự án sẽ tạo cơ sở dữ liệu về đất lâm nghiệp và rừng đáng tin cậy phục vụ hiệu quả cho việc quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, tạo ra quỹ đất tập trung thu hút đầu tư trồng rừng và làm căn cứ quan trọng cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch trên địa bàn huyện Bắc Yên nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung.

Nguồn: Lê Mạnh Thắng, PGĐ Quỹ BV&PTR tỉnh Sơn La