• Lễ ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR với Công ty thủy điện Sơn La
  • Gắn biển thông tin về rừng được bảo vệ bởi chính sách chi trả DVMTR
  • Ảnh 3
  • Ảnh 5
  • Ảnh 11
  • Chi trả tiền DVMTR tại Gia Lai
  • Bức tranh giải nhất Cuộc thi vẽ tranh ở Lào Cai
  • Kiểm tra lưu vực chi trả DVMTR tại Hòa Bình
  • Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông
  • Ảnh 7
  • Ảnh 15
  • Học viên nhận chứng chỉ khóa tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Biển tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR tại Lâm Đồng
  • Ảnh 13
  • Ảnh 11
  • Ảnh 16
  • Hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam
  • Ảnh 8
  • Ảnh 18
  • Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
  • Ảnh 9
  • Hội thảo chính sách chi trả DVMTR tại Đắk Nông
  • Cắm biển tuyên truyền chi trả DVMTR
  • Ảnh 2
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Kiểm tra diện tích rừng chi trả DVMTR tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, Đắk Nông
  • Ảnh 19
  • Ảnh 6
  • Hội nghị triển khai kế hoạch thực thi chính sách chi trả DVMTR năm 2012
  • Tuyên truyền viên tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR cho dân bản
  • Hương ước của thôn, bản về công tác bảo vệ, tuần tra rừng và giấy khen thành tích cá nhân, tập thể
  • Ảnh 22
  • Xe tuyên truyền lưu động tại Đắk Nông
  • Chi trả tiền DVMTR tại huyện Mường Tè, Lai Châu
  • Bức tranh giải nhất cuộc thi vẽ tranh ở Yên Bái
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 12
  • Ảnh 23
  • Ảnh 14
  • Tập huấn quản lý tài chính, kế toán Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
  • Hội nghị chi trả DVMTR khu vực Tây nguyên năm 2013
  • Ảnh 10
  • Xe máy dùng để đi tuần tra rừng
  • Ảnh 1
  • Ảnh 21
  • Chi trả tiền DVMTR tại Điện Biên
  • Ảnh 17
  • Ảnh 20
  • Tập huấn kỹ năng viết đề xuất dự án, giám sát, đánh giá
  • Hoạt động VNFF

Đối tác

Tin Địa phương

Sử dụng công nghệ máy tính bảng và webgis trong công tác đánh giá, giám sát chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

07/12/2017

Trên địa bàn tỉnh TT Huế có đến 130.000 ha được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chiếm trên 46% diện tích rừng của toàn tỉnh, diện tích được chi trả trãi rộng trên 45 xã miền núi, có đến 516 chủ rừng, trong đó có đến 506 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng trực tiếp và đa số là đồng bào vùng sâu vùng xa. Để chính sách chi trả DVMTR thực sự công bằng, minh bạch và hiệu quả, đặc biệt là trong công tác tuần tra rừng, việc quản lý công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng và báo cáo của các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh TT Huế phối hợp với tổ chức WWF tại Huế xây dựng bộ công cụ giám sát đánh giá, đồng thời áp dụng công nghệ mới trong việc báo cáo, tuần tra rừng và giám sát rừng.

Trong thời gian qua, có nhiều tổ chức, đơn vị sử dụng nhiều phần mềm, công nghệ phục vụ trong công tác điều tra rừng, quản lý cơ sở dữ liệu, cập nhật diễn biến rừng, nhưng đa số đối tượng được sử dụng là các lực lượng chuyên trách, có trình độ, nhưng công tác triển khai gặp nhiều vấn đề. Để người dân, đặc biệt là người đồng bào việc lựa chọn công nghệ để áp dụng phải đáp ứng các tiêu chí đặt ra phải dễ thực hiện, chi phí thấp, mang tính phổ thông và có thể hoạt động trong điều kiện khó khăn (Vùng sâu xa, vùng núi). Với các tiêu chí đó chúng tôi lựa chọn công nghệ máy tính bảng, điện thoại thông minh với phần mềm nguồn mở ODK Collect và webgis.





Hình ảnh đội tuần tra đi thực địa thử nghiệm hệ thống, công cụ webgis

Với công nghệ này tất cả mọi người có thể biết được các thông tin cần thiết của mình như diện tích, hiện trạng, số kinh phí mình nhận được, công tác tuần tra của các chủ rừng…qua đó nâng cao khả năng tương tác giữa nhà quản lý và chủ rừng cũng như đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, giúp cho chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng minh bạch, công bằng, kịp thời và hiệu quả đúng theo tinh thần của Nghị Định 05 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.







Tập huấn cách sử dụng cho tổ đội tuần tra rừng

Với công nghệ này các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình thay vì phải báo cáo bằng các văn bảng giấy về tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR như lâu nay thì có thể sử dụng máy tính bảng để báo cáo với các động tác đơn giản. Với cách báo cáo này các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình có thể báo cáo bất cứ lúc nào, giảm bớt các chi phí đi lại để nộp báo cáo, giảm bớt các thủ tục hành chính, đơn vị quản lý nhà nước sẽ giảm công tác nhập liệu, thu thập các thông tin ở báo cáo.

Với công nghệ này các chủ rừng có thể tuần tra các vùng theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, thể hiện tính minh bạch, kịp thời và hiệu quả trong công tác tuần tra, nhà quản lý có thể biết được các nhóm tuần tra đi đến đâu, đi thời gian nào, đặc biệt là các hình ảnh, vị trí xâm hại rừng được báo cáo một cách trực quan thông qua ảnh chụp tại hiện trường và dữ liệu thu được, đặc biệt là có thể gửi ngay lên cơ sở dữ liệu thông qua mạng 3G/4G.

Thời gian qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cùng với WWF tại Huế đã tổ chức thử nghiệm ở các cộng đồng huyện A Lưới, Phong Điền và Nam Đông bước đầu kết quả việc áp dụng này rất hiệu quả và được người dân hưởng ứng tích cực, nếu mô hình này thành công Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ nhận rộng cho tất cả các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước đột phá công nghệ trong công tác báo cáo, tuần tra quản lý bảo vệ rừng và giám sát tài nguyên rừng.

Nguồn: Bài và ảnh: Quốc Cảnh, PGĐ Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế